Saturday, March 10, 2018

467b. THÂN TRỌNG SƠN dịch và giới thiệu : (Phần 2b) NHƯ DÒNG SÔNG ĐANG CHẢY . Truyện ngắn của nhà văn người Brazil PAULO COELHO


2b
THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ CON CHIM ƯNG

Trong lần viếng thăm mới đây tới Kazakhstan, ở Trung Á, tôi đã có dịp cùng đi với mấy người thợ săn đang còn sử dụng chim ưng như một vũ khí. Tôi không muốn thảo luận gì về  từ "đi săn", trkhi để nói rằng, trong trường hợp này, Thiên nhiên chỉ đi theo trình tự của nó.

Tôi không có người phiên dịch cùng đi, nhưng điều có thể là bất tiện lại biến thành may mắn. Do không thể nói chuyện với họ, tôi để ý nhiều hơn tới việc họ làm. Nhóm nhỏ của chúng tôi dừng lại, người ôm con chim ưng trong tay tách ra khỏi chúng tôi và gỡ chiếc mũ nhỏ bằng bạc trên đầu con chim. Tôi không biết tại sao ông ta quyết định dừng lại ở chỗ đó, và không có ch gì để hỏi.

Con chim bay đi, lượn quanh vài vòng rồi đâm đầu thẳng xuống dưới vực và ở luôn dưới đó. Khi chúng tôi đến gần thì thấy một con chồn bị kẹp nơi vuốt con chim. Cnh đó lặp lại hơn một lần trong buổi sáng.

Trở về làng, tôi gặp những người đang chờ tôi, tôi hỏi họ bằng cách nào họ có thể huấn luyện chim ưng làm mọi thứ như tôi nhìn thấy, kể cả việc ngoan ngoãn đứng trên cánh tay chủ ( và tay tôi nữa, họ để một dải băng tay bằng da trên tay tôi và i cảm thấy móng vut nhọn của con chim rất gần.)

Đó là một câu hỏi lạc lõng. Không ai giải thích được. Họ nói là nghệ thuật đó được truyền từ đời này sang đời khác, cha huấn luyện con trai, và cứ thế. Nhưng điều còn mãi khắc sâu trong tâm trí tôi là những ngọn núi phủ tuyết phía sau, bóng dáng nhng con ngựa và những kỵ mã, con chim ưng bay lên từ tay một người trên lưng ngựa, và cú đâm bổ xuống chí tử của nó.

Điều còn lưu lại nữa là câu chuyện mà một người trong nhóm đó kể tôi nghe khi dùng bữa trưa.

Một buổi sáng, người chiến sĩ Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn và các thuộc hạ cùng đi săn. Những người cùng đi mang theo cung tên, nhưng Thành Cát Tư Hãn mang theo trên cánh tay con chim ưng mà ông ưa thích, chim còn giỏi và chắc hơn bất cứ mũi tên nào, bởi vì nó có thể bay lên trời cao và nhìn được những gì con người không thể thấy.

Tuy nhiên, mặc cho mọi người cố gắng nhiệt tình, họ vẫn không tìm thấy được gì. Thất vọng, Thành Cát Tư Hãn quay li chỗ cắm trại và để khỏi làm tâm trạng thất vọng lan đến  những người khác, ông tách ra khỏi nhóm và cỡi ngựa đi một mình. Họ ở lại trong rừng lâu hơn mong đợi và Thành Cát Tư Hãn rất mệt và khát. Dưới ánh nắng hè, các con suối đều cạn khô hết, ông chẳng có gì để uống. Thế rồi, ông bỗng ngạc nhiên nhìn thấy một mạch nước nhỏ chảy từ tảng đá trước mặt.

Ông gỡ con chim ưng khỏi tay và lấy ra chiếc cốc bạc vẫn thường mang theo bên mình. Phải rất lâu mới hứng nước đầy cốc và khi ông sắp đưa lên môi thì con chim vụt bay lên, giật cái cốc khỏi tay ông và ném xuống đất.

Thành Cát Tư Hãn tức giận, nhưng chim ưng là thú cưng của ông, và có lẽ chính nó cũng khát nước. Ông nht cái cc lên, lau sạch bụi và hứng nước lại. Lần này cốc nước mới đầy được một nửa thì chim ưng lại đâm đến, làm đổ nước.

Thành Cát Tư Hãn quý con chim này, nhưng ông biết rằng ông không thể, dù bất cứ hoàn cảnh nào, chp nhận một sự bất kính như thế, ai đó có thể nhìn thấy cảnh này từ xa và sau này, có thể kể lại cho các chiến sĩ của ông rằng người chinh phục vĩ đại không thể nào thuần dưỡng được chỉ một con chim.

Lần này, ông rút gươm ra, nhặt lấy cái cốc và hứng nước, một mắt nhìn vào dòng suối, mắt kia canh chừng  chim ưng. Ngay khi thấy nước vừa đủ, ông chuẩn bị uống thì con chim ưng lại bay gần tới ông. Ông đâm ngay một nhát vào ngực con chim.

Tuy nhiên, mạch nước đã cạn, và Thành Cát Tư Hãn vẫn quyết tìm nước uống nên leo lên tảng đá đi tìm con suối. Thật đáng kinh ngc, quả thực là có một vũng nước và ngay ở giữa, một con rắn thuộc loài độc nhất vùng này nằm chết ở đó. Nếu ông lỡ uống nước này thì hẳn ông cũng đã mất mạng.

Thành Cát Tư Hãn trở về trại, tay ôm con chim đã chết. Ông cho đúc một bức tượng nhỏ con chim bng vàng, và trên một cánh chim, ông khắc dòng chữ:
"Ngay ckhi bn làm điu gì mà ta không thích, thì đó vn là bn ca ta".

 Và trên cánh bên kia, ông khắc dòng chữ:
"Bt chành động nào thc hin khi gin dữ đều là hành động đưa đến tht bi."


NGƯỜI THIÊN CHÚA GIÁO VÀ NGƯỜI HỒI GIÁO

Tôi nói chuyện với một tu sĩ Thiên chúa giáo và một thanh niên Hồi giáo khi đang ăn trưa. Lúc người phục vụ mang khay đến, tất cả chúng tôi đều tự lấy thức ăn, ngoại trừ anh chàng Hồi giáo, anh vẫn giữ chế độ ăn kiêng hàng năm theo kinh Coran.

Khi xong bữa, mọi người sắp rời đi, một trong những thực khách không nhịn được lên tiếng: " Các vị có thấy mấy người Hồi giáo quá khích mức nào không? Tôi hài lòng khi thấy người Thiên chúa giáo quý vị không giống họ."
" Chúng tôi cũng vậy thôi, " vị tu sĩ nói. "Ông ta muốn phụng sự Thượng đế cũng như tôi vậy thôi. Chúng tôi có những giáo điều khác nhau."

Và ông kết luận: " Thật đáng trách nếu mọi người chỉ thấy sự khác biệt ngăn cách nhau. Nếu bạn xem xét sự việc với tình thương yêu nhiều hơn, bạn sẽ thấy chủ yếu những điểm chung, và do vậy  nhng vấn đề rắc rối trên thế giới đã giải quyết được một nửa."


MANUEL LÀ MỘT NGƯỜI TỰ DO

Manuel làm việc ba mươi năm không ngưng nghỉ. Ông nuôi dạy con cái, nêu gương tốt và dành hết thời gian cho công việc, không bao giờ tự hỏi: " Những gì mình làm có ý nghĩa gì không nh?"Ông chỉ nghĩ đến một điều là ông càng bận rộn thì ông càng tỏ ra quan trọng hơn dưới mắt nhân gian.

Con cái ông trưởng thành và rời gia đình. Ở chỗ làm, ông được thăng chức, một ngày kia ông được thưởng một cái đồng hồ hay mt cây bút cho bao nhiêu năm tháng cống hiến, bạn bè rơi nước mắt và giây phút chờ đợi bấy lâu đã đến: ông được nghỉ hưu, được tự do muốn làm gì thì làm!

Những tháng đầu tiên, thỉnh thoảng ông ghé lại sở làm, trò chuyện với đồng nghiệp cũ và buông theo niềm vui làm được việc ông luôn mơ ước là ngủ dậy trễ. Ông đi dạo dọc bờ biển hay xuống phố, ông có ngôi nhà của miền quê, tậu được bằng mồ hôi của mình, ông khám phá thú làm vườn và dần dần hiểu thấu đáo bí mật của cỏ cây, hoa lá. Manuel có thời gian, tt cả thời gian trên đời này. Ông đi du lịch, sử dụng một ít trong khoản tiền lâu nay dành dụm được.  Ông đến thăm các viện bảo tàng, và trong hai tiếng đồng hồ, học hỏi được những gì mà các hoạ sĩ, các điêu khắc gia nhiều vùng miền khác nhau phải mất hàng thế kỷ để phát triển, nhưng cuối cùng ông cũng có cảm giác là đã mở mang được kiến thức văn hoá. Ông chụp hàng trăm, hàng ngàn bức ảnh và gởi cho bạn bè - dù sao, họ cũng cần phải biết ông hạnh phúc thế nào ch!

Nhiều tháng nữa qua đi. Manuel biết rằng vườn tược không tuân theo những quy lut y ht như loài người - những thứ ông trồng cần thời gian để phát triển và chẳng ích lợi gì nếu cứ kiểm tra thường xuyên xem thử đã có nụ nào trên bụi hoa hồng chưa. Trong một thoáng phản tỉnh khôn ngoan, ông khám phá ra rằng những gì ông nhìn thấy trong các chuyến du hành là phong cảnh bên ngoài chiếc xe buýt du lịch và những công trình kiến trúc giờ đây được lưu giữ trong những tấm ảnh 6x9, nhưng sự thật là ông không còn hào hứng thực sự - ông chỉ quan tâm tới việc thuật lại cho bạn bè hơn là trải nghiệm sự thần kỳ lúc đi nước ngoài.

Ông tiếp tục xem tin tức trên TV và đọc nhiều báo hơn ( vì ông có nhiều thời gian hơn ), và thấy mình là người rất thạo tin, có thể nói những chuyện mà trước đây ông không có thời gian để học hỏi.

Ông muốn có ai cùng chia squan điểm của mình, nhưng mọi người đều chìm trong dòng sông cuộc sống, lao động, làm việc gì đó, ganh tị với  Manuel bởi ông được tự do, nhưng cùng lúc li cảm thấy hài lòng vì tỏ ra hữu ích cho xã hội và được " bận rộn " với điều gì đó quan trọng.

Manuel tìm nguồn an ủi nơi con cái. Chúng luôn luôn dành cho ông tình yêu thương vô bờ - ông lúc nào cũng là người cha tuyệt vời, tấm gương liêm khiết và tận tâm - nhưng chúng cũng có những mối quan tâm khác nữa, tuy vẫn tự cho có bổn phận đến ăn trưa với ông mỗi chnhật.

Manuel là một người tự do, phong lưu, nắm nhiều thông tin, với một quá khứ không tì vết, nhưng bây giờ thì sao? Ông sẽ làm gì với thứ tự do vất vả mới đạt được kia? Ai cũng chào đón, khen ngợi ông, nhưng không ai dành thời gian cho ông. Dần dần Manuel cảm thấy buồn rầu và vô dụng, dù ông đã mất bao nhiêu năm phục vụ nhân gian và gia đình ông.

Một tối kia, một thiên thần hiện đến bên ông khi ông đang ngủ:"Ông đã làm gì đời ông? Ông đã cố sống phù hợp với mơ ước của mình không?"

Một ngày dài nữa bắt đầu. Báo chí. Tin tức truyền hình. Vườn tược. Ăn trưa. Ngủ trưa một lát. Ông muốn làm gì cũng được, trừ một điều, giờ này đây, ông khám phá ra rằng ông không còn muốn làm gì cả. Manuel là một người buồn rầu, tự do, chỉ một bước là đến tình trạng trầm cảm, bởi vì ông luôn bận rộn suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc đời mình và đành để năm tháng trôi đi dưới cầu. Ông nhớ lại lời một nhà thơ: " Anh trôi qua đời mình/ anh đã không sống nó."

Tuy nhiên, vì quá trễ để chấp nhận điều này, tốt nhất là nên thay đổi đề tài. Sự tự do gay go mới giành được của ông chỉ là sự lưu đày trá hình.


MANUEL LÀ MỘT NGƯỜI QUAN TRỌNG VÀ CẦN THIẾT

Manuel cần phải bận rộn. Nếu không như vậy, ông nghĩ là cuộc đời vô nghĩa, ông đang lãng phí thời gian, xã hội không cần đến ông nữa, không còn ai thương yêu ông, cần đến ông nữa.

Vì thế, ngay khi thức dậy, ông có một loạt công việc để làm: xem tin tức trên truyền hình ( hẳn là có chuyện gì đó đã xảy ra trong đêm ), đọc báo (  chuyện gì đó có lẽ đã xảy ra trong ngày hôm qua ), nhắc nhở vợ đừng để các con trễ học, lái xe, hoặc đón tắc xi hay xe buýt hay tàu điện ngầm để đi làm, lúc nào cũng suy nghĩ lung lắm, nhìn mải miết vào không trung, xem đồng hồ hoặc, nếu có thể, lấy điện thoại cầm tay gọi cho ai đó, và bảo đảm rằng ai cũng có thể thấy ông là một người quan trọng và cần thiết cho thế giới này như thế nào.

Manuel đến sở làm, ngồi vào bàn giải quyết các giấy tờ đang chờ đợi ông. Nếu ông là một nhân viên, ông cố làm sao để ông chủ thấy ông đã đến đúng giờ. Nếu ông là chủ, ông bảo mọi người bắt tay vào việc ngay; nếu không có việc gì quan trọng để làm, Manuel sẽ bày ra chuyện, nghĩ ra việc, đề ra những kế hoạch, phác ra những phương hướng hoạt động mới.

Manuel đi ăn trưa, nhưng không bao giờ ăn một mình. Nếu ông là chủ, ông sẽ ngồi với bạn và bàn bạc những chiến lược mới, nói về những nhược điểm của các đối thủ, lúc nào cũng dự kiến cách đối phó, than vãn ( với đôi chút tự hào ) về công việc quá bận bịu. Nếu Manuel là nhân viên, ông cũng ngồi ăn với bạn, than phiền về ông chủ, than phiền về khối lượng công việc phải làm ngoài giờ, chỉ rõ với đôi chút lo lắng ( và đôi chút tự hào ) rằng nhiều việc trong công ty hoàn toàn dựa vào ông.

Manuel - ông chủ hay nhân viên - làm việc suốt buổi chiều. Thỉnh thoảng, ông nhìn đồng hồ, đã gần tới giờ về nhà nhưng ông vẫn còn phải giải quyết một chi tiết nơi này, ký một tài liệu nơi kia. Ông là người trung thực, ông muốn tỏ ra xứng đáng với đồng lương của mình, mà bao người mong ước, xứng đáng với kỳ vọng của cha mẹ, những người đã khổ cực để nuôi dạy ông tử tế.

 Cuối cùng, ông đi về nhà. Ông tắm rửa, thay bộ quần áo thoải mái rồi ăn tối cùng gia đình. Ông hỏi han về bài vở của các con, về công việc của vợ. Thỉnh thoảng, ông nhắc đến công việc của mình, dù chỉ nêu lên làm ví dụ, vì ông cố gắng không đem việc của sở về nhà. Cả nhà ăn xong, các con ông, không có thì giờ để nghe những ví dụ, để làm bài tập ở nhà hoặc những thứ tương tự, rời khỏi bàn ăn ngay để đến ngồi trước máy vi tính. Manuel, đến lượt mình, đến ngồi trước cái máy từ hồi thơ ấu gọi là vô tuyến truyền hình. Ông lại tiếp tục xem tin tức ( hẳn đã có chuyện gì xảy ra vào buổi chiều).

Khi nào ông cũng đi ngủ với một quyển sách chuyên môn nào đó trên bàn nhỏ đầu giường - dù là ông chủ hay nhân viên, ông biết rằng cuộc cạnh tranh rất khốc liệt, ai không cập nhật kiến thức kịp sẽ dễ bị mất việc, sẽ phải đương đầu với tai hoạ tệ hại nhất: không có gì để làm cả.

Ông nói chuyện với vợ một chút, xét cho cùng, ông là người dễ mến, cần cù, đầy tình thương, biết chăm sóc gia đình và sẵn sàng bảo vệ vợ con dù bất cứ hoàn cảnh nào. Ông thấy buồn ngủ ngay, và ngủ thiếp liền, biết rằng ngày mai ông sẽ bận rộn, và ông cần tái tạo năng lượng.

Tối hôm đó, Manuel có một giấc mơ. Một thiên thần hỏi ông: “ Tại sao ông làm như vậy?” Ông đáp là bởi vì ông là người có trách nhiệm.

Thiên thần tiếp tục hỏi:” Liệu ông có thể bỏ ra mười lăm phút trong ngày để ngừng lại, ngắm nhìn thế giới và bản thân mà không làm gì cả?” Manuel trả lời là ông muốn làm như vậy lắm, nhưng ông không có thời gian. “ Ông đang nói dối tôi, “ thiên thần nói, “ Ai cũng có thời gian làm điều đó, có điều là họ không đủ can đảm. Làm việc là một điều may mắn khi nó giúp cho chúng ta suy nghĩ về điều ta đang làm, nhưng nó sẽ trở thành một tai hoạ khi tác dụng duy nhất của nó chỉ là ngăn chặn chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống.”

Manuel thức giấc ngay giữa đêm, mồ hôi toát ra lạnh ngắt. Can đảm ư? Lẽ nào một người hy sinh tất cả cho gia đình lại không đủ can đảm để ngừng nghỉ mười lăm phút mỗi ngày?

Tốt nhất là hãy ngủ lại. Đó chỉ là một giấc mơ, những câu hỏi đó sẽ không đưa ông đến đâu cả, và ngày mai, ông sẽ rất, rất bận rộn.


MANUEL LÊN THIÊN ĐƯỜNG

Có một dạo, Manuel hưởng được sự tự do của tuổi hưu trí, không phải thức dậy vào một giờ nhất định, và có thể sử dụng thời gian để làm điều gì ông muốn. Tuy nhiên, chẳng bao lâu ông rơi vào trạng thái trầm cảm: ông thấy mình vô dụng, bị loại ra khỏi cái xã hội mà ông đã góp phần xây dựng, bị những đứa con đã trưởng thành bỏ rơi, không thể nào hiểu được ý nghĩa của cuộc sống, không hề bận tâm trả lời câu hỏi xưa cũ: “ Ta đang làm gì đây?”

Vâng, ông Manuel thân thiết, lương thiện, tận tuỵ của chúng ta rốt cuộc đã chết đi - điều sẽ xảy đến cho tất cả những Manuel, Paulo, Maria và Monica cuả thế giới này. Và ở đây, tôi sẽ để Henry Drummund trong tác phẩm xuất sắc của ông The Greatest Thing in theWorldmô tả điều gì xảy ra sau đó:

“ Từ thuở xa xưa, con người đã từng đặt ra câu hỏi quan trọng: Điều gì là tối thiện? Bạn có cuộc sống trước mặt bạn. Bạn chỉ có thể sống một lần. Điều gì là mơ ước cao quý nhất, món quà nào cao cả nhất để khát khao?

Chúng ta đã quen nghe nói rằng điều lớn lao nhất trong thế giới tôn giáo là đức tin. Từ ngữ quan trọng đó đã là then chốt qua nhiều thế kỷ của tôn giáo phổ cập, và chúng ta dễ dàng được dạy bảo để xem nó là điều quan trọng nhất trên thế giới. Nhưng không, chúng ta đã lầm. Nếu chúng ta đã được nghe bảo thế, chúng ta có thể lạc lối rồi. Trong chương thứ 13 của ( sách ) I Cô - rinh - tô, ( sứ đồ ) Phao - lô đã đưa chúng ta đến ngọn nguồn Cơ đốc giáo, và ở đó chúng ta thấy “ Cái lớn lao nhất là tình thương yêu.”

“ Đấy chẳng phải là một sự sơ suất. Phao - lô đã nói về đức tin trước đó. Ông nói, “Nếu tôi có đức tin, tôi có thể dời những ngọn núi, nhưng nếu không có tình thương yêu, tôi không là gì cả”. Không hề lãng quên, ông cân nhắc so sánh chúng, “ Bây giờ còn lại đức tin, hy vọng , tình thương, “ rồi không một chút ngập ngừng, câu quyết định buông xuống, “ Cái lớn lao nhất là tình thương.”

Trong trường hợp này, ông Manuel của chúng ta đã được cứu rỗi ngay lúc chết, bởi vì, mặc dù không hề mang lại ý nghĩa gì cho cuộc sống của mình, ông có khả năng yêu thương, bảo bọc gia đình và thực hiện công việc một cách xứng đáng. Trong lúc đó, tuy cuộc sống của ông kết thúc tốt đẹp, những ngày cuối cùng của ông trên Trái đất lại rất phiền toái.

Tôi muốn mượn một câu mà tôi đã nghe Shimon Peres nói tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos: “ Người lạc quan và người bi quan, rốt cuộc cả hai đều chết, nhưng mỗi người sống cuộc sống của mình hoàn toàn khác nhau.”


SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU, NHƯNG VỚI ĐÔI CHÚT NGHI NGẠI

Tôi mặc bộ quần áo kỳ lạ màu xanh lá cây, đầy cả dây kéo và làm bằng loại vải thật dai. Tôi cũng mang cả găng tay, để tránh bị cứa đứt hay trầy xước. Tôi đem theo một loại giáo, dài gần bằng tầm vóc tôi. Đầu mút vật kim loại đó một bên có ba răng chỉa và bên kia có một mũi nhọn.

Và trước mặt tôi là đối tượng tôi sắp tấn công: mảnh vườn.

Công cụ cầm trong tay, tôi bắt đầu bới những cây dại mọc chen đám cỏ. Tôi làm việc này một lúc khá lâu, biết rằng mỗi cây tôi đào lên sẽ chết trong vòng hai ngày.

Bất chợt, tôi tự hỏi: " Phi chăng mình đang làm việc đúng đắn?"

Thứ mà ta gọi là " cây cỏ dại " thực ra là một toan tính để sinh tồn của một chủng loại đặc biệt mà Thiên nhiên phải mất hàng triệu năm để tạo ra và phát triển. Hoa được  thụ phấn  nhờ vô số côn trùng , rồi chuyển hoá thành hạt giống, gió lại tung hạt ra khắp cánh đồng - vì nó đâu chỉ được trồng có một chỗ, mà rất nhiu - cơ may để nó sống sót đến mùa xuân sắp tới là lớn hơn nhiều. Nếu nó được gom lại một chỗ thì rất dễ bị ăn lấn, bị ngập lụt, đốt cháy hay bị hạn hán.

Nhưng nỗ lực sống còn đó bị cắt đứt bởi ngọn giáo tàn nhẫn bứt cái cây lên khỏi mặt đất.

Tại sao tôi lại làm việc này?

Có người đã tạo ra mảnh vườn này, tôi cũng chẳng biết là ai, vì khi tôi mua ngôi nhà, thì vườn đã có đó rồi, hài hoà với cnh đồi núi và cây cối xung quanh. Nhưng người đã tạo lập mảnh vườn hẳn đã suy nghĩ lung lắm về việc mình làm, đã cẩn thận trồng và tính toán chu đáo ( chẳng hạn dành một hàng cây che khut cái chòi chứa củi ) và trông nom chúng qua  đông rồi lại xuân. Khi tôi chuyển đến căn nhà cũ kỹ này, nơi tôi ở mỗi năm vài tháng,   cái sân cỏ thật tuyệt vời. Giờ đây tiếp tục công việc đó không là tuỳ ở tôi, dù câu hỏi triết lý vẫn còn đó: nên chăng tôi tôn trọng công việc của người tạo ra, người chủ vườn, hay là tôi nên chp nhận bản năng sinh tồn mà thiên nhiên ban cho cây này, loi cây mà giờ tôi gọi là " cây dại ".

Tôi tiếp tục bới lên những cây không thích rồi chất thành đống để lát nữa đem đốt. Có lẽ tôi đã suy nghĩ quá nhiều về những chuyện lẽ ra không cần phải suy nghĩ mà chỉ cần hành động. Thế nhưng, mỗi động tác do con người thực hiện đều thiêng liêng và đầy hệ quả, và điều đó khiến tôi suy nghĩ nhiều hơn về việc mình làm.

Nhưng - dù có hay không sự hỗ trợ của Kinh Thánh - tôi đang đương đầu với một vấn đề cụ thể mà con người vẫn phải đương đầu: Chúng ta nên can sự vào Thiên nhiên đến mức nào? Sự can dự đó lúc nào cũng tiêu cực, hay có thể đôi lúc tỏ ra tích cực?

Tôi để qua một bên vũ khí của tôi - cũng được gọi là dụng cụ nhổ cỏ dại -. Mỗi một lần bứng gốc có nghĩa là kết liễu một sự sống, là i chết của một bông hoa có thể nở vào mùa xuân -  đó là sự kiêu căng của con người cứ muốn tạo hình cho quang cnh chung quanh mình. Tôi cn suy nghĩ thêm về vấn đề này, bởi vì, ngay lúc này đây, tôi đang sử dụng quyền lực sinh tử trong tay. Đám cỏ hình như muốn nói với tôi: " Nếu ông không bảo vệ tôi, cây dại sẽ huỷ diệt tôi." Cây dại cũng nói với tôi:" Tôi đã đi rất xa mới tôi được vườn của ông. Sao ông lại muốn giết tôi?"

Cuối cùng, văn bản của Ấn độ giáo " - cuốn Chí Tôn Ca ( Bhagavad-Gita ) hiện ra giúp tôi. Tôi nhớ lại câu Thần Krishna trả lời cho chiến binh Arjuna lúc người này nản lòng trước một trận chiến quyết liệt, buông vũ khí, và nói là thật không đúng nếu tham gia vào một  cuộc chiến sẽ kết thúc bằng cái chết của người anh em. Khrisna bèn nói, đại khái là: "'Ngươi có thực sự nghĩ là mình có thể giết bất cai? Bàn tay ngươi là Bàn tay của ta, và mọi chuyện đã được sắp đặt là mọi việc ngươi đang làm hẳn sẽ được thực hiện. Không ai giết và không ai chết c."

Được hồi ức này cổ vũ, tôi nht cái giáo lên lại, tấn công đám cây dại tôi không mời đến mọc trong vườn, và sáng hôm nay tôi có được một bài học: khi có điều gì không như ý hiện ra trông tâm hồn, tôi cầu xin Thượng Đế ban cho tôi can đảm để dứt bỏ nó đi không thương tiếc.


NGƯỜI CHIẾN SĨ TRONG RỪNG

Khi đang leo lên một lối mòn nơi dãy núi Pyrenees để tìm chỗ tập luyện bắn cung, tôi đụng phải nơi đóng quân của binh sĩ Pháp. Các binh sĩ chăm chú nhìn tôi, nhưng tôi làm bộ như không thấy gì ( ôi, ai trong chúng ta cũng ít nhiều mắc bệnh hoang tưởng là bị nhận lầm là gián điệp...) và cứ tiếp tục đi.

Tôi tìm được địa điểm lý tưởng, hít thở khởi động và nhận thấy có một chiếc xe bọc sắt đang đi tới.

Tôi lập tức chuẩn bị phòng thủ và trang bị các câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào có thể được đặt ra: tôi có giấy phép sử dụng cây cung, địa điểm này rất an toàn, nếu có ngăn cấm gì là việc của kiểm lâm, không phải việc của quân đội, v.v. Tuy nhiên, một viên đại tá nhảy xuống xe và hỏi có phải tôi là nhà văn không rồi cho tôi biết vài thông tin thú vị về vùng này.

Rồi, cố chế ngự sự bối rối hầu như thấy rõ, ông nói tiếp rằng chính ông cũng có viết sách, và giải thích chuyện bất thường đó xảy ra thế nào.

Vợ chồng ông từng bảo bọc một đứa bé bị bệnh cùi, cháu bé trước sống ở Ấn Độ, sau được chuyển sang Pháp. Một hôm, do tò mò muốn gặp cháu, hai vợ chồng đi đến tu viện nơi cháu đang được các nữ tu chăm sóc. Họ có được buổi chiều dễ chịu, và cuối cùng, một trong những tu sĩ hỏi họ có thể giúp đỡ việc giáo dc tinh thần cho nhóm trẻ sống ở đó không. Jean-Paul Sétau ( tên vị đại tá ) giải thích là ông không có chút kinh nghiệm gì về việc giảng dạy giáo lý, nhưng ông sẽ suy nghĩ về chuyện này và cầu xin Chúa chỉ cho biết sẽ làm gì.

Đêm hôm đó, sau khi cầu nguyện, ông nghe được lời phúc đáp: " Thay vì chỉ đơn giản cho câu trả lời, hãy cố tìm ra những câu hỏi mà trẻ con muốn đặt ra."

Sau đó, Sétau có ý tưởng là đi thăm nhiều trường học và yêu cầu học sinh viết ra bất cứ điều gì c em muốn biết về cuộc sống. Ông yêu cầu viết ra câu hỏi để nhng em nhút nhát nht cũng không ngần ngại. Kết quả được sưu tập lại trong tác phẩm "Đứa bé luôn đặt câu hỏi ", ( Nhà xuất bản Altess, Paris ).

Sau đây là một vài câu hỏi:

Chúng ta sẽ đi đâu sau khi chết?
Ti sao chúng ta sngười ngoi quc?
Người sao Hovà người ngoài hành tinh có tht hay không?
Ti sao tai nn vn xy ra  vi nhng người tin Chúa?
Thượng Đế nghĩa là gì?
Chúng ta sinh ra làm gì nếu ri ai cũng phi chết?
Ai phát minh ra chiến tranh và hnh phúc?
Thượng Đế có lng nghe nhng người không tin Chúa không?
Ti sao có người nghèo và người bnh?
Ti sao Thượng Đế to ra rui mui?
Ti sao thn linh không bên chúng ta khi chúng ta bun?
Ti sao chúng ta thích người này và ghét người khác?
Ai đặt tên các màu sc khác nhau?
Nếu Thượng Đế ở trên tri và mem cũng thế vì mẹ đã chết, vy Thượng Đế sng thế nào?

Tôi hy vọng là các thầy giáo, nếu đọc được nhng dòng này, sẽ mạnh dạn làm điều tương tự. Thay vì cố áp đặt sao cho trẻ phải hiểu được vũ trụ, ta có thể nhc li những câu hỏi trẻ con chưa được trả lời ca chính chúng ta.


AI MUỐN TỜ BẠC HAI MƯƠI ĐÔ LA NÀY?

Cassan Said Amer kể chuyện một diễn giả bắt đầu khai mạc cuộc hội thảo bằng cách giơ cao tờ bạc hai mươi đô la và hỏi:
" Ai muốn tờ bạc hai mươi đô la này?"
Nhiều bàn tay đưa lên, nhưng diễn giả nói:
" Trước khi đưa cho quý vị, tôi làm cái này đã."
Ông vo tròn tờ bạc lại và nói:
" Ai vẫn muốn có ? "
Những bàn tay vẫn đưa lên.
" Và thế nào nếu tôi làm như vầy?"
Ông ném tờ giấy bạc nhàu nát vào tường, vứt nó xuống đất, dày vò nó, giẫm đạp lên nó, rồi lại đưa tờ giấy bạc bây giờ đã nhăn nheo, bẩn thỉu ra. Ông lặp lại câu hỏi, và những bàn tay vẫn giơ lên.
"Đừng bao giquên cảnh hôm nay, "ông nói, " Dù cho quý vị có làm gì tờ bạc này, nó vẫn là tờ hai mươi đô la. Biết bao nhiêu lần trong cuộc đời, chúng ta bị tấn công, khinh miệt, hành hạ, sỉ nhc, tuy nhiên, bất chp những chuyện đó, giá trị chúng ta vẫn như nhau."


ĐÁM TANG CỦA TÔI

Nhà o của tờ The Mail on Sunday xuất hiện tại khách sạncủa tôi ở Luân Đôn và hỏi một câu đơn giản: " Nếu hôm nay ông phải chết, ông thích loại đám tang như thế nào?"

Sự thật thì ý tưởng về cái chết đã có trong tôi mỗi ngày từ 1986, khi tôi trên đường hành hương đến Santiago. Trước thời gian đó, tôi luôn luôn hoảng sợ với ý nghĩ là, một ngày kia, mọi việc sẽ kết thúc, nhưng vào một trong những chặng đường của cuộc hành hương đó, tôi thực hành một bài tập bao gồm việc thử nghiệm sẽ có cảm giác ra sao như khi bị chôn sống. Đấy là một trải nghiệm hết sức căng thẳng, đến mức tôi mất hết sự sợ hãi, và sau đó xem cái chết như người bạn đồng hành mỗi ngày, luôn ở bên cạnh tôi và nói mãi: " Tôi sẽ chạm vào bạn, nhưng bạn không biết khi nào, do vậy, hãy sống trọn vẹn hết mình".

Vì điều đó, không bao giờ tôi gác lại ngày mai những gì i có thể trải nghiệm hôm nay- bao gồm cnhng nim vui, nhiệm vụ trong công tác, nói lời xin lỗi nếu tôi thấy là đã xúc  phạm người khác, và chiêm ngưỡng giây phút hiện tại như thể đó là giây phút cuối cùng của tôi. Tôi có thể nhớ lại nhiều dịp tôi đã ngửi thấy mùi hương của cái chết: cái ngày xa lắc vào năm 1974, ở Aterro do Flamengo ( Rio de Janeiro ), khi chiếc xe tắc xi chở tôi bị một xe khác chặn lại, một toán người bán võ trang nhảy ra và trùm một cái bao vải lên đầu tôi. Mặc dù họ bảo đảm với tôi rằng sẽ không có chuyện gì xấu xảy ra, tôi vẫn tin rằng tôi sắp trở thành một người " mất tích " nữa của chế độ quân phiệt này.

Hoặc là chuyện xảy ra vào tháng tám năm 1989, tôi bị lạc đường khi đang leo núi Pyrenees. i nhìn quanh chỗ rặng núi chỉ có tuyết và cây cối, nghĩ là mình sẽ không còn đủ sức quay về và kết luận là thân xác tôi không thể được tìm thấy cho đến mùa hè sắp tới. Cuối cùng, sau nhiều tiếng đồng hồ đi quanh quẩn, tôi tìm được con đường mòn dẫn tới một ngôi làng hẻo lánh.

Nhà o của tờ The Mail on Sunday cứ khẩn khoản, nhưng đám tang của tôi sẽ như thế nào? Ờ, thì cứ như tôi mong muốn, chẳng có đám tang nào cả. Tôi đã quyết định sẽ hoả thiêu, và vợ tôi sẽ rải tro tại một địa điểm gọi là El Cebrero ở Tây Ban Nha- nơi tôi tìm thấy cây kiếm. Tất cả bản thảo  và bài viết chưa in vẫn không được xuất bản ( tôi khiếp sợ số lượng nhng " tác phẩm di co " hay " những rương đầy giấy tờ " mà những người thừa kế các nhà văn đã đem ra in mt cách vô lương tâm với mục đích kiếm tiền, nếu các tác giả này khi còn sống không muốn công bố những thứ này thì phải tôn trọng sự riêng tư đó của họ ). Cây kiếm mà tôi đã tìm thấy trên đường hành hương sẽ được ném xuống biển, và như thế là trở lại nơi xuất phát của nó. Còn tiền bạc của tôi, cùng với số nhuận bút sẽ tiếp tục được nhận trong bảy mươi năm nữa, sẽ được tặng tất ccho quỹ từ thiện tôi đã thiết lập.

" Còn câu văn khắc trên bia mộ thì sao?" Nhà báo hỏi, À, khi mà tôi đã được hoả thiêu thì làm gì có bia để viết chữ vào, tro hoả táng của tôi sẽ được gió mang đi xa. Nhưng mà, nếu vẫn phải chọn một câu, tôi sẽ chọn thế này: "Ông ta đã chết trong khi vẫn còn sống." Có vẻ như câu chữ có vẻ mâu thuẫn, nhưng tôi biết có nhiều người đã ngừng sống, tuy vẫn còn làm việc, ăn uống, vẫn thực hiện những hoạt động xã hội quen thuộc. Họ làm mọi thứ theo quán tính, không hay biết gì cái khoảnh khắc mầu nhiệm mà mỗi ngày mang theo cùng với nó, không bao giờ ngừng nghĩ về sự kỳ diệu của cuộc sống, không hiểu rằng cái giây phút tiếp theo đây có thể sẽ là giây phút cuối cùng của họ trên bề mặt hành tinh này.

Nhà báo ra về, tôi ngồi xuống máy vi tính và quyết định viết bài này. Tôi biết đây là một đề tài không ai thích nghĩ đến, nhưng tôi có một bổn phận với độc giả của tôi - là phải làm sao cho họ nghĩ đến những điều quan trọng trong cuộc sống. Và i chết có thể là điều quan trng nhất. Tất cả chúng ta đều đang tiến dần đến cái chết, nhưng ta không bao giờ biết lúc nào cái chết sẽ chạm vào ta. Bởi thế, bổn phận của chúng ta là phải nhìn quanh mình, phải biết ơn từng giờ phút, nhưng chúng ta cũng phải biết ơn cái chết bởi nó khiến ta suy nghĩ về tầm quan trọng của mỗi quyết định ta thực hiện hay không thực hiện được, để thôi không làm những gì sa vào hàng những người " sng như chết rồi " , và, thay vào đó, chịu rủi ro mọi thứ, chịu đánh cược mọi thứ về những điều ta luôn mơ được làm, bởi lẽ, dù ta có thích hay không, thiên thần của sự chết vẫn đang chờ đợi chúng ta.


LA MÃ: ISABELLA TNEPAL TRỞ VỀ

Tôi gặp Isabella trong một tiệm ăn nơi chúng tôi thường đến vì nó luôn vắng khách, tuy thức ăn rất ngon. Cô ấy cho tôi biết khi đi du lịch đến Nepal, cô đã sống vài tuần trong một tu viện. Một buổi chiều, cô đi dạo gần cạnh tu viện với một tu sĩ, vị này mở chiếc túi mang theo người và đứng nhìn thật lâu các thứ chứa bên trong. Lát sau ông nói với Isabella:
" Cô có biết là nhng quả chuối có thể dạy cho có ý nghĩa của cuộc sống không?"

Ông lấy trong chiếc túi ra một quả chuối đã hư thối và vất ra xa.
"Đấy là cuộc sống đã diễn ra rồi qua đi và chẳng đạt được tới mức cao nhất, mà giờ đây muốn tới thì trễ quá rồi."

Sau đó, ông lấy ra một quả chuối khác, lần này chuối còn xanh. Ông đưa cho cô ấy xem và bỏ lại trong túi.

"Đây là cuộc sống chưa diễn ra và muốn có nó chúng ta phải đợi cho tới thời điểm phù hợp."

Cuối cùng, ông lấy ra một quả chuối chín, lột vỏ và chia cho Isabella.
"Đây là thời khắc hiện tại. Hãy học cách nắm giữ lấy nó không sợ hãi chẳng lỗi lầm."


GẶP GỠ TẠI PHÒNG TRIỂN LÃM DENTSU

Ba quý ông, tất cả đều ăn mặc lịch lãm, xuất hiện tại khách sạn của tôi ở Tokyo.
“ Ngày hôm qua, ông đã nói chuyện tại Phòng Triển lãm Dentsu, “ một trong ba người nói. “ Tôi chỉ tình cờ đến dự và đến đúng vào lúc ông nói rằng không có cuộc gặp gỡ nào do tình cờ. Có lẽ chúng tôi phải tự giới thiệu.”

Tôi đã không hỏi làm sao họ biết được chỗ tôi lưu trú, tôi không hỏi gì cả; những người có khả năng vượt qua những khó khăn như thế xứng đáng được chúng ta tôn trọng. Một trong những người này trao cho tôi vài cuốn sách viết bằng thư pháp Nhật bản. Người phiên dịch của tôi tỏ ra rất hào hứng: người đàn ông này là Kazuhito Aida, con trai của một nhà thơ Nhật bản nổi tiếng mà tôi chưa hề nghe nhắc tới.

Và đấy đúng là điều mầu nhiệm của sự trùng hợp giúp tôi cơ hội được biết, đọc và chia sẻ một phần nhỏ tác phẩm kiệt xuất của Mitsuo Aida (1924-91), nhà thơ, nhà thư pháp, với những bài thơ nhắc nhở  chúng ta tầm quan trọng của tính hồn nhiên.

Bởi đã sống hết mình cả cuộc đời
Đám cỏ úa vẫn còn khiến khách qua đường ghé mắt nhìn.
Muôn hoa chỉ việc nở
Bằng tất cả khả năng của chúng.
Cành huệ trắng, âm thầm nở hoa bên thung lũng,
Không cần tự chứng tỏ mình cho bất cứ ai.
Nó chỉ sống vì cái đẹp
Thế mà con người lại không chịu “ chỉ “ như thế.

******

Nếu cà chua muốn biến thành dưa hấu
Chúng sẽ trông lố bịch vô cùng
Tôi luôn ngạc nhiên
Sao quá nhiều người lại bận tâm
Muốn trở thành điều không phải là mình,
Làm cho mình lố bịch vậy thì được chi?

******

Bạn không cần lúc nào cũng tỏ ra khoẻ mạnh
Không cần chứng tỏ mọi việc lúc nào cũng ổn
Bạn không cần bận tâm về những gì người khác nghĩ
Cứ khóc đi nếu cần thiết phải khóc
Khóc cho cạn khô dòng lệ
( Bi chỉ lúc đó bạn mới cười trở lại được )

******

Thỉnh thoảng, trên TV, tôi thấy cảnh khánh thành các đường hầm hay cầu cống. Lúc nào cũng có nhiều quan chức và chinh khách địa phương đứng thành hàng, ngay chính giữa là bộ trưởng hay nhà cầm quyền địa phương. Có cắt giải băng, rồi khi ngững người phụ trách dự án trở về bàn làm việc, họ thấy bao nhiêu là thư từ bày tỏ lòng biết ơn và ngưỡng mộ.

Nhữngngười đã đổ mồ hôi,  đã làm việc cho công trình, đã đào xới, vất vả dưới nắng hè hay đông giá để hoàn thành công việc, không ai nhìn thấy họ, còn những người không lao động bằng mồ hôi trên trán thì lúc nào cũng xuất hiện rõ nhất.

Tôi muốn là người có thể nhìn thấy được những khuôn mặt bị che khuất, nhìn thấy những người không mưu cầu danh tiếng hay vinh quang, âm thầm thực hiện vai trò mà cuộc sống đã giao cho họ.

Tôi muốn có thể làm điều này bởi lẽ những thứ quan trọng nhất, thứ định hình cho sự tồn tại của chúng ta, chính là những thứ không bao giờ chường rõ mặt.


NGHỆ THUẬT CỦA SỰ THỬ NGHIỆM

Pablo Picasso đã nói: “ Thượng đế, hơn hết thảy, là một nghệ sĩ. Ngài sáng tạo ra hươu cao cổ, voi và kiến. Ngài không bao giờ làm theo một phong cách đặc biệt nào. Ngài chỉ tiếp tục làm bất cứ thứ gì Ngài thích làm.”

Chính lòng khao khát muốn bước đi tạo ra con đường phía trước, tuy nhiên, khi chúng ta khởi đầu cuộc hành trình, chúng ta cảm thấy rất sợ hãi, như thể phải thực hiện mọi việc đúng đắn ngay lần đầu tiên. Nhưng mà, do tất cả chúng ta đều sống cuộc đời khác nhau, ai quyết định “ làm mọi việc đứng đắn” nghĩa là gì? Nếu Thượng đế đã tạo ra con hươu cao cổ, con voi và con kiến, và chúng ta đang cố gắng sống trong hình ảnh của Ngài, vậy cớ sao chúng ta phải cố theo đuổi một khuôn mẫu nào khác? Một khuôn mẫu có thể giúp chúng ta tránh lặp lại những lỗi lầm ngu xuẩn mà người khác đã phạm, nhưng, thường thì không phải vậy, khuôn mẫu có thể trở thành sự tù túng khiến ta lặp lại những gì người khác vẫn luôn luôn làm.

Theo khuôn mẫu có nghĩa là phải làm sao để cà vạt luôn hợp màu với bít tất. Theo khuôn mẫu có nghĩa là ngày mai bắt buộc bạn phải có cùng quan điểm như hôm nay. Vậy thì việc thế giới liên tục thay đổi là do đâu?

Thỉnh thoảng hãy thay đổi ý kiến và cứ tỏ ra mâu thuẫn mà không xấu hổ nếu nó không phương hại đến ai. Bạn có quyền làm như thế, bất kể những người khác nghĩ gì, bởi vì  họ cũng nghĩ điều gì đó theo cách riêng.

Khi  chúng ta quyết định hành động, một vài sự thái quá có thể xảy ra. Có một ngạn ngữ xưa về việc nấu nướng: “ Bạn không thể làm món trứng tráng mà không đập vỡ quả trứng.” Đương nhiên là những xung đột không lường trước có thể phát sinh, và đương nhiên là có thể tổn thương trong lúc xung đột. Vết thương sẽ lành, chỉ còn lại những vết sẹo.

Đây là điều may mắn. Những vết sẹo này sẽ lưu lại với chúng ta suốt đời và chúng rất hữu ích. Nếu, vào một lúc nào đó, chỉ vì muốn làm cho cuộc sống dễ chịu hơn hoặc vì một lý do nào khác, niềm khát vọng muốn trở về với quá khứ trở nên mãnh liệt, chúng ta chỉ cần nhìn vào những vết sẹo đó. Chúng là dấu vết do những chiếc còng tay để lại, nhắc nhở ta về sự kinh khủng của tù ngục, và chúng ta lại tiếp tục đi thẳng về phía trước. 

Vì vậy, hãy bớt căng thẳng. Hãy để Vũ trụ chuyển động chung quanh bạn và khám phá niềm vui khi tự mình làm ngạc nhiên. “ Thượng đế đã chọn những điều dại dột của thế gian để làm hỏng những người khôn ngoan.” Thánh Phao-lô đã nói.

Một chiến binh ánh sáng thường thấy rằng có những khoảnh khắc nào đó lặp lại chính mình, anh nhiều lần đối phó với những vấn đề, những tình huống như nhau, và nhận thấy những tình huống khó khăn này trở lại, anh cảm thấy nản lòng, cho là mình không thể tiến bộ trong cuộc sống.

     “ Ta đã trải qua tất cả những thứ này trước đây.” Anh tự nhủ với trái tim mình.
     “ Vâng, bạn đã trải qua những thứ đó trước đây,” trái tim đáp lời anh. “Nhưng chưa bao giờ anh vượt qua chúng cả.”

Thế rồi người chiến binh nhận ra rằng những trải nghiệm lặp đi lặp lại đó chỉ có một mục đích: dạy cho anh những gì anh chưa được học. Anh luôn tìm ra một giải pháp khác cho mỗi trận chiến lặp lại, và anh không xem những thất bại là lỗi lầm mà, đúng hơn, là những bước đi dọc theo con đường dẫn đến cuộc gặp gỡ với chính mình.

PAULO COELHO
( Trích tuyển tập  LIKE THE FLOWING RIVER -
Nguyên tác tiếng Bồ Đào Nha, bản tiếng Anh của Margaret Jull Costa.
NXB Madison Park Press, New York, 2006 )

THÂN TRỌNG SƠN dịch