Saturday, May 23, 2020

1599. DUYÊN tiếc thương



bầu trời khóc
thơ Nguyễn Thị Thanh Bình,
Vĩnh Điện phổ nhạc
Bảo Yến hát
và tôi khóc...
bầu trời khóc*
khóc, một dòng sông...**

tin bác Linh qua đời, đến. đêm qua
không phải vì covid-19
nhưng vì nạn covi
bác ra đi một mình
không người thân bên cạnh
bác  làm gì, nghĩ gì
giây phút cuối
tôi biết bác không lẻ loi
vì bao nhiêu người thương yêu bác
bác tài giỏi, can trường
chỉ nói lên lẽ phải, không hề lùi bước
một y sĩ giỏi, cả một đời
cứu độ nhiều người
giờ bó tay vì hoàn cảnh
phút cuối trong bệnh viện
chắc buồn bực bác
vì không được cầm tay bác Hiền
an ủi vợ 
các con và các cháu
luôn nương tựa nơi ông
rặng Trường Sơn của gia đình
luôn vững chãi
lưng. tựa trời
mắt. nhìn biển Thái Bình Dương.

ông kể cho tôi nghe
quê nội Ninh Bình, đẹp lắm duyên ơi
là cháu cưng nên mỗi độ về nhà
được ông nội nuông chiều
dành miếng ăn ngon, đặc biệt Ninh Bình
ngon. sao ngon quá, ông lại cười...
thủa đó, thích ghê duyên.

ông kể  cho tôi nghe
thời tuổi trẻ
sinh viên nghèo trường thuốc
tôi nghĩ. thủa xưa, ai chắc chả nghèo
ở trọ trên gác một tiệm may âu phục
bác sĩ tương lai xin chủ tiệm học may
kiếm ít tiền đi học, lập thân
ông gia nhập ban kịch
làm báo, viết văn
thời đó  tuy nghèo, nhưng ước vọng mênh mông…

vào Nam trước 1954 khi đang phục vụ ngành quân y
lầu thông văn chương, hội họa
yêu cỏ hoa
thích điều giản dị
nên yêu thơ Nguyễn Bính
bài thơ nào ông cũng thuộc lòng
không ngừng ở đó
ông là một thư viện biết đi
là tủ nhạc, là trường ca…
là những bài thơ cổ
ông đàn piano
lót gạch thềm nhà
mới vài tháng trước
khi thấy khỏe trong người
thích chiều bác Hiền. vui
gửi tôi xem những bài thơ ông viết từ ngày còn đi học
chữ ông rất đẹp
thơ ông hay, bàng bạc tấm tình.

bao nhiêu năm chúng tôi cùng đi nghe những buổi hoà nhạc cổ điển với nhau, ông dậy tôi tìm chỗ ngồi để thấy được ngón đàn người pianist, nơi nào tốt để nghe được âm thanh tròn đầy nhất của tiếng đàn...cho đến khi cháu ngoại ông bà, Minh ra trường Julliard, tiến sĩ âm nhạc chuyên trình diễn piano, về dậy music tại Hope College, Holland, Michigan. tiếc thay cùng khi đó ông bà phải dời nhà về Cali, cho gần Dung, cô con gái, tìm chút nắng ấm Việt Nam.

Hope là nơi chúng tôi đưa ông bà và cháu Minh đi nghe dương cầm thủ Đặng Thái Sơn trình diễn lần đi tour thế giới. lúc đó Minh 9 tuổi đang học nhạc với bà ngoại, cựu giáo sư trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn, Công Tằng Tôn Nữ Minh Hiền. bà nói bắt tay ĐTS, tay Sơn mềm như bông, mai kia tay Minh cũng mềm như vậy đó.
Gần 20 năm sau Minh về dạy nhạc tại Hope và trình diễn trên cùng một sân khấu của Đặng Thái Sơn ngày nào, tại ngôi chapel cổ  kính xây bằng đá ẩn dưới vòm cây cao, kết  hợp tuyệt vời cho không gian tiếng dương cầm nhạc cổ điển và cái lành lạnh quý phái của một thời xa xưa, càng đẹp và rù quến hơn vào những lần có tuyết trắng rơi...khán giả là những người thuần tuý  gốc Âu Châu, am tường âm nhạc, chật kín khán phòng. cứ thế, theo chân Minh, Andrew Le...
chiếc đàn Steinway, có lẽ là cây đàn Đặng Thái Sơn đã trình diễn ngày nào... chỉ khác một điều, trong hàng đầu khán giả, vắng hai người tôi thương mến, người trình diễn không còn là Đặng Thái Sơn. Trên sân khấu, giờ đây một Andrew Le đĩnh đạc, điêu luyện, thành tài, cháu ngoại của ông bà, đã nuôi dưỡng từ tấm bé, cùng ra đi trên chiếc tầu Skyluck không được lệnh cặp bờ nên lênh đênh trên bờ biển Hồng Kông hơn 8 tháng, thiếu sữa, thiếu nước, đứa bé gầy gò môi rạn nứt của những ngày cuối thập niên 1970 nay đang rạng ngời bên phím ngà. sân khấu...
tiếng vỗ tay rợp trời...không dứt…

tôi kể cho ông nghe…
ông cười sảng khoái, tiếng cười của hạnh phúc.

RIP bác Linh
(03/07/1928-05/19/2020)
duyên

* bầu trời khóc,  thơ Nguyễn Thị Thanh Bình
**khóc, một dòng sông...** nhạc Đức Huy

Note: Attached is a live performance of "Londonderry Air" arranged by Percy Grainger, performed by Andrew Le.
“ông always just loved  this song.  I think of him every time i play it.”
  
Minh, Andrew Le’s contribution on his FB page:

This man - Linh, my grandfather - is a hero. Linh (or Ong - Vietnamese for "grandpa" - as I affectionately called him) was my hero who passed away on May 19, 2020 at the age of 92.

Ong was a surgeon for the South Vietnam army. He survived re-education camp after Saigon fell in April 1975, negotiated work for the new regime, and cleverly devised a way to flee the country and save our family.  Through exploiting his connections with the then-US President, Gerald Ford, learning the Chinese language and dressing like Chinese Nationals in order to get through checkpoints (the Russian-backed Communists wanted the Chinese Communists out), and by bribing the right people, Ong got our family on the Hong Kong-bound Skyluck, a boat that headlined the post-war immigration crisis (just Google "Skyluck" for details). Ong started a medical clinic aboard the Skyluck in order to, among other things, smuggle letters to Al Swanson, a Grand Rapids-based surgeon under whom Ong trained, whose strong connection to President Ford ultimately secured our immigration to Michigan in 1979. I was a frail infant through the journey, but Ong's instinctual acuity and brilliance saved my life; Ong's strength and perseverance kept us all alive during our eight long months aboard the Skyluck.

However, Ong saved my life in many other ways. In a culture that prized careers in medicine and law, Ong allowed me to study and pursue music. Ong's encouragement ultimately led me to my wife and my children. Ong was Buddhist, but never once discouraged me from my journey with Christ. He fiercely protected me, yet allowed me to be unendingly free; now that I am a parent, I realize how this is one of the true crucibles of parenting.

(Perhaps some of you aren't aware that Ong and Ba ("Ba" = grandma) raised me from infancy.)

Ong did not die of COVID-19, but because of COVID-19, he died alone with none of us by his side. This is our only regret. Comforting us is the steadfast knowledge that he lived the fullest possible life with unparalleled heroism. For that, I am ineffably proud of Ong, whose transcendental wisdom will only continue to guide me into the days and years ahead.