To:
Phụng Lian Dan Vian Hiền Thian
Aeri Erilyn BayĐình Anavi CamĐình
The Wild Iris
Pulitzer Prize
1993.
Wiliam Carlos
Wiliam Award.
Louise Gluck
Nobel Prize 2020
Hoa Diên Vĩ Hoang
Dại
Ngu Yên
dịch
Mục Lục
Giới thiệu
tập thơ The Wild Iris.
Tứ thơ trong sáng tạo của Louise Gluck.
Chuyện Làm Mõ Tụng Kinh. 25
Hoa Diên Vĩ Hoang Dại. The Wild Iris.
Kinh Sáng. Matins.
Kinh Sáng. Matins.
Hoa Kèn Ba Cánh.
Trillium.
Hoa Lamium.
Lamium.
Hạt Tuyết.
Snowdrops.
Buổi Sáng Trong
Suốt. Clear Morning.
Tuyết Mùa Xuân.
Spring Snow.
Cuối Mùa Đông. End
of Winter.
Kinh Sáng. Matins.
Kinh Sáng. Matins.
Hoa Hải Song.
Scilla.
Gió Ngược. Retreating
Wind.
Khu Vườn. The
Garden.
Cây Táo Gai. The
Hawthorn Tree.
Cảm Khái Dưới Ánh
Trăng. Love in Monnlight.
Tháng Tư. April.
Hoa Tím. Violets.
Cỏ Dại.
Witchgrass.
Hoa Huệ Của Jacob.
The Jacob’s Ladder.
Kinh Sáng. Matins.
Kinh Sáng. Matins.
Ca Khúc. Song.
Hoa Đồng Nội.
Field Flowers.
Cây Anh Túc Đỏ.
The Red Poppy.
Cỏ Ba Lá. Clover.
Kinh Sáng. Matins.
Trời và Đất.
Heaven and Earth.
Ngưỡng Cửa. The
Doorway.
Giữa Mùa Hè.
Midsummer.
Kinh Chiều.
Vespers.
Kinh Chiều.
Vespers.
Kinh Chiều. Vespers.
Hoa Cúc. Daisies.
Cuối Mùa Hè. End
of Summer.
Kinh Chiều.
Vespers.
Kinh Chiều.
Vespers.
Kinh Chiều.
Vespers.
Bóng Tối Lúc Còn
Sớm. Early Darkness.
Mùa Gặt. Harvest.
Hoa Hồng Trắng.
The White Rose.
Hoa Ipomoea.
Ipomoea.
Đảo Nhỏ. Presque
Isle.
Ánh Sáng Rút Lui.
Retreating Light.
Kinh Chiều.
Vespers.
Kinh Chiều: Ngày
Tái Lâm. Vespers: Parousia.
Kinh Chiều.
Vespers.
Kinh Chiều.
Vespers.
Hoàng Hôn. Sunset.
Bài Ru Ngủ.
Lyllaby.
Hoa Huệ Xám. The
Silver Lily.
Hoàng Hôn Tháng
Chín. September Twinlight.
Hoa Huệ Vàng. The
Gold Lily.
Hoa Huệ Trắng. The
White Lilies.
GIỚI THIỆU TẬP THƠ
THE WILD IRIS
Tập thơ The Wild Iris ấn hành năm 1992 đã mang
lại giải thưởng Pulitzer cho thi sĩ Louise Gluck.
Trước khi lãnh giải Nobel văn chương năm
2020, bà đã là một thi sĩ nổi tiếng, Đoạt một số giải thưởng và tước hiệu quan trọng, như Thi sĩ Công huân quốc gia năm
2003-2004.
Thi sĩ Robert Hass nhận xét về bà: “...một
trong những nhà thơ trữ tình thuần túy và thành công nhất hiện nay.”
The Wild Iris, Hoa Diên Vĩ Hoang Dại, là một tập hợp thơ tuyển chọn những bài miêu tả khu vườn của thi sĩ. Trong 54 bài thơ này, bà diễn đạt thâm trầm những thao thức của linh hồn, những câu hỏi về siêu nhiên, những hình ảnh bình thường trở thành ẩn dụ, dụ ngôn nhắc nhở ý nghĩa trong đời sống hàng ngày.
The Wild Iris khi mới đọc qua có thể có cảm
nhận nó đơn giản, không có gì mới lạ, kể lể tâm tình. Nếu đọc đôi lần, đọc kỹ
hơn, thơ Wild Iris trở nên phức tạp và sâu sắc. Chẳng những đòi hỏi người đọc
phải có kinh nghiệm sống, mà còn phải có tư duy về kinh nghiệm đã trải qua hoặc
đã từng quan sát.
Ví dụ, viết về Thượng Đế qua một đoạn độc
thoại nội tâm, bà đưa ra một điều cơ bản đáng suy tư: Thượng Đế luôn luôn đòi
hỏi con người phải kính mến, yêu thương Thượng Đế để được đáp trả những ân sủng.
[...]
Tháng năm
dài đen tối,
chúng con
thay phiên canh giữ vườn địa đàng,
những giọt
lệ đầu tiên trào ra khỏi mắt
như mặt
đất sa mù bởi cánh hoa,
vài cánh
đỏ sậm,
vài cánh
đỏ màu thịt tươi.
Chúng con
không bao giờ nghĩ
đang học
từ cha cách sống giáo điều.
Đơn thuần
chúng con hiểu,
không
phải bản tính người,
chỉ yêu
thương vì muốn được yêu thương.
(Matins.)
Về mặt học thuật, trong tập thơ này, bà sử
dụng rất nhiều phương pháp nhân cách hóa, hình tượng hóa. Những bông hoa, thời
tiết, cảnh trí, trở thành nhân vật, nói lên những nhận xét từ góc nhìn của
chúng, cho dù đó là ý niệm, quan điểm của thi sĩ.
Nhân cách hóa là kỹ thuật quen thuộc vì hầu
hết mọi người trải qua tuổi thơ đều đã từng nghe kể truyện, xem hình, theo dõi
phim với những vai chính như con thú, bông hoa, chim chóc nói tiếng người. Tiềm
thức đó dẫn từ ngụ ngôn đi vào hiện thực đời sống, dễ dàng nhận diện tứ thơ và
ẩn nghĩa bên trong.
Bà sử dụng chữ nghĩa giản dị, dễ hiểu; xây
dựng những tứ thơ bình thường, hầu hết là những kinh nghiệm xảy ra thường ngày;
để gói ghém những điều cần giải mã hoặc cần kinh nghiệm để nhận thức.
Như nói về gió, ngụ ý về đời sống con người:
Đời ngươi
sống như cánh chim bay
bắt đầu
và chấm dứt trong tĩnh lặng
bắt đầu
và chấm dứt, trong dạng âm vang
bay vòng
cung từ cây Bạch dương đến cây Táo.
(Retreating
Wind.)
Sử dụng hiện tượng hóa thuần thục nói lên sự
thấm nhuần của thi sĩ về một vật thể hoặc sinh vật không phải là người. Dùng
phẩm chất của những thứ không-người để ngụ ý phẩm chất làm người. Dùng những ý
và tứ thơ từ những quan sát và suy nghĩ của các “nhân vật” không phải người để
sáng tác về người, bà mang đến sự mới mẻ và khác thường từ những gì rất bình
thường. Kỹ thuật này pha lẫn giữa tự sự và ẩn dụ có khả năng cưu mang nhiều lớp
hoặc nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi một khả năng tưởng tượng phong
phú, nhưng không quá độ phiêu lưu, tạo
ra những tứ thơ có chất lượng chinh phục người đọc. Dù biết lời thơ là những hư
cấu từ kinh nghiệm và nhận thức, nhưng người đọc vẫn cảm thấy thú vị và hài
lòng.
Ví dụ:
Đôi khi đàn ông hay đàn bà áp đặt tuyệt vọng
lên người khác,
gọi là lột trần trái tim,
nói một cách khác, lột trần linh hồn
[...]
(Love in Moonlight.)
Đọc thơ trong The Wild Iris, không phải đọc
trực tiếp từ tác giả, mà đọc từ những “bản chất, cá tính” của cỏ, hoa, thiên
nhiên, đồ vật. Vì vậy, đôi lúc, tứ thơ gây bỡ ngỡ, lý luận lạ lẫm, và những câu
thơ thường nêu ra băn khoăn, thắc mắc muốn đọc lại.
Trong tập thơ này, người đọc tìm thấy nhiều
bài thơ mang tựa đề giống nhau, như Kinh
Sáng (Matins), Kinh Chiều (Vespers). Có lẽ, dụng ý của bà cho người đọc theo
dõi hai loại kinh dài, chia làm nhiều đoạn, nhưng không liên tục, mà trình bày
theo kỹ thuật mảnh rời trong khuynh hướng Hậu Hiện Đại. Những mảnh rời trong
cùng một tựa đề cho phép người đọc theo dõi từng chủ đề phụ và nội dung khác
nhau. Nói một cách khác, không có tính nhất quán nhưng có tính liên đới. Thơ có
nội dung và ý nghĩa liên đới xuất hiện trong thơ mảnh rời, thơ Đa đầu, thơ Mô
hình và nghệ thuật quảng cáo.
Khác với đọc thơ Octavio Paz, Luis Borges,
tôi có cảm giác như đang nghe hai người thầy tận tình chia xẻ những trầm tư khó
hiểu trong đời người. Đọc Pablo Neruda, có cảm giác đang làm quen với một chính
trị gia thi sĩ, từng trải phong lưu, thâm thúy nghệ thuật phụ nữ. Đọc Federico
Garcia Lorca, cảm tưởng đang tận hưởng tâm tình lãng mạn của một nghệ sĩ tài
hoa vượt bậc. Gây cho mình ấn tượng chưa biết thế nào là yêu. Tiếc thay, ông
qua đời quá sớm... Đọc The Wild Iris, tôi thấy được người chị hiền hậu ghé thăm,
kể nghe những chuyện tỉ mỉ vui buồn. Có chuyện thâm trầm. Có chuyện ngộ nghĩnh.
Có chuyện mới lạ... Tuy vậy, không phải chuyện nào cũng dễ hiểu. Có nhiều lúc
phải yêu cầu chị kể lại vài lần hoặc nhiều lần để có thể nắm bắt nhiều sâu sắc
hơn. Ngồi nghe những chuyện đời quen thuộc với ý nghĩa tinh vi, làm ấm lòng
những ai không vừa ý cuộc sống. Những ai chán nản vì yên ba thâm xứ hữu ngư
châu. (*)
Louise Gluck phát hành 17 tác phẩm thơ trước
khi lãnh giải Nobel. Mỗi tác phẩm của bà là mỗi bề mặt khác nhau của kinh
nghiệm sống và nghệ thuật thơ từ phẩm chất riêng tư, không tiền phong cũng
không truyền thống. Thơ của bà có khả năng xâm nhập vào đám đông và lưu lại
những soi sáng văn chương.
Ghi chú:
Những bài thơ trong The Wild Iris được diễn
đạt qua hình thức câu vắt hàng theo nhịp điệu và ý nghĩa do tác giả chọn lựa.
Khi dịch sang tiếng Việt, tôi xin đổi thể thơ, một cách nào đó cho phù hợp với
văn chương thơ Việt. Không tuân theo tinh thần và hình thể câu vắt hàng.
Tôi cũng chọn phương pháp dịch theo văn hóa
Việt (Communicative translation), với mục đích, làm sao cho người đọc có thể
cảm giác gần gũi với thơ Tự do tiếng Việt. Dĩ nhiên, dịch thơ là một công việc
liều lĩnh như một kẻ ngoan cố, bị cảnh cáo, vẫn lần mò đi vào rừng lúc chạng
vạng dày đặc sương mù.
(*) Uống Rượu Tiêu Sầu. Cao Bá Quát.
Tứ Thơ Sáng Tạo
The Wild Iris
Nhà văn Võ Phiến có lần đã viết, tác phẩm gốc như con cá đẹp,
bơi lội sống động. Khi chuyển sang bản dịch, chỉ còn bộ xương. Chuyện ví von
này hầu như chính xác đối với việc dịch thơ. Bộ xương dù đầy đủ, dù đẹp cách
mấy vẫn không phải con cá.
Tuy nhiên, một trong sáu nghệ thuật dịch đương đại là nghệ
thuật dịch theo văn hóa của ngôn ngữ dịch, communicative translation, cho phép
dịch thơ dùng bộ xương làm thành một con cá khác, tương tựa và có thể làm bằng
nhựa, đất sét, gỗ, hoặc kim khí. Ngày nay, có thể làm thành con cá điện tử màu
mè, sống động. Dù sao vẫn là hai con cá khác nhau. Có giá trị khác nhau.
Dịch là giải quyết tinh thần, ý
tưởng và tứ thơ.
Chuyện ví von trên dẫn vào việc sáng tác trong thơ dịch. Dịch
thơ không chỉ là tạo một bản sao với sự sửa chữa, mà còn là tạo một bản nghệ
thuật có ý tưởng của bản gốc và một dung mạo tương tựa, giống mà không giống.
Đọc một bài thơ là đọc các tứ thơ để tìm đến, giao cảm hoặc
nhận thức ý thơ. Tinh thần và ý tứ thơ chính là bộ xương. Ngôn ngữ, hình ảnh,
thể thơ là da thịt, mắt đuôi, mang vây của con cá.
Chúng ta đang sống trong thời đại mà giá trị nghệ thuật vượt
ra khỏi biên giới quốc gia, dân tộc, được sự chiêm ngưỡng từ nhiều dân tộc
khác. Một bài thơ được xem có giá trị thế giới, nghĩa là bài thơ đó được nhiều
quốc gia, dân tộc công nhận giá trị về ý nghĩa và văn chương. Nhất là những
quốc gia có khả năng, thành tích, và uy tín trong văn học toàn cầu. Bài thơ đó
được chuyển dịch ra nhiều loại ngôn ngữ, hoặc vài ngôn ngữ chính đang thông
dụng trên thế giới. Nói cách khác, bộ xương con cá, không phải con cá nguyên
thủy, được thế giới ca ngợi và dĩ nhiên, từ bộ xương đó, trí tưởng tượng của
dịch tạo thành trăm con cá đồng dạng.
Trong thực tế, có rất nhiều bài thơ hay, có giá trị nhưng
không được chuyển dịch sang các ngôn ngữ khác. Ngược lại, nhiều bài thơ trên
mức trung bình, có giá trị không cao nhưng được dịch ra ngoại ngữ vì tên tuổi
của tác giả hoặc vì ngôn ngữ của bản gốc là loại ngôn ngữ thông dụng. Vì vậy,
một bài thơ nổi tiếng trên thế giới, ngoài trừ giá trị ý nghĩa, còn nhiều yếu
tố khác, kể cả may mắn.
Thông thường những thi sĩ nổi tiếng, được nhiều nhà phê bình
uy tín và những nhà văn học thành danh trên thế giới công nhận, từ đó thơ của
họ được dễ dàng dịch sang các ngôn ngữ ngoại.
Quan điểm mà tôi muốn trình bày là cá Lia thia, cá Rồng dù
rất đẹp, nhưng khi chết đi, bộ xương mong manh sẽ chóng tan vào thời gian.
Trong khi cá voi, dù mất hết da thịt, bộ xương vẫn trường tồn qua nhiều thế hệ.
Nghĩa là, khi đối diện với lâu dài, tinh thần và ý tưởng của bài thơ đóng vai
trò then chốt. Người dịch lần mò theo bộ xương để tái tạo da thịt và vảy cá.
Tái tạo tứ thơ từ ý trong tứ là tìm kiếm hình ảnh, lời lẽ tương đương, đồng
dạng, liên hệ với tứ bản gốc. Đôi khi, cần thiết phải sáng tạo một tứ thơ hoàn
toàn mới. Nói một cách phân tích: tinh thần và ý nghĩa trong ý và tứ thơ thuộc
về tác giả. Trong khi diễn đạt tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, hành văn thuộc về
dịch giả. Tứ thơ đóng vai trò lưỡng thân: ý nghĩa tứ thuộc về bản gốc. Hình thể
dong mạo phong thái tứ thuộc về bản dịch.
Tôi vẫn xem trọng việc phân tích và học hỏi những tứ thơ
trong những bài thơ có giá trị và từ những tác giả được văn học thế giới công
nhận tài hoa. Tôi không tin giải Nobel văn chương có khả năng xác nhận tài thơ
bậc nhất của một thi sĩ trong bất kỳ thời kỳ nào. Nhưng tôi tin, giả Nobel cho
chúng ta nhìn thấy một tài năng trong những tài năng hàng đầu.
Từ góc nhìn của người đọc, giá trị của thơ Louise Gluck nằm
trong ý tưởng thâm trầm và hàm súc. Được diễn đạt qua những tứ thơ khác thường
nhưng quen thuộc, dễ hiểu hoặc có thể hiểu được. Bà sử dụng ngôn ngữ bình
thường, đơn giản, tiếp cận lời nói hàng ngày. Dù đôi khi, tác giả tạo ra chữ
mới hoặc nghĩa mới, nhưng không hoàn toàn vượt xa tầm hiểu biết nếu chịu khó
suy tư, phân tích.
Điểm nhấn về tứ thơ trong Hoa Diên Vĩ Hoang Dại là sự diễn
tiến của suy tư, những tích lũy của kinh nghiệm, được chọn lựa của trí tuệ để
thể hiện gián tiếp qua các “nhân vật không phải người.” Sự thể hiện gián tiếp
cho thấy ý thức đóng vai trò quan trọng trước và trong khi bài thơ thành hình.
Sự lui bước của vô thức trong thi ca thế giới từ vài thập
niên cuối thế kỷ 20 cho đến hôm nay, biểu lộ khả năng nhận thức và tư duy của
trí tuệ là cần thiết cho sáng tác trong thế giới đương đại phức tạp và biến
chuyển bất ngờ.
Xét Tứ Thơ Trong “Hoa Diên Vĩ
Hoang Dại.”
Tứ thơ khác thường và cô đọng:
dù là khối đá hoặc không phải,
mặt trăng vẫn trước sau
là một vật gì đang sống.
(Love in Moonlight.)
[Lời nói của tháng Tư:]
ít ra các người phải hiểu
sự đau khổ phân chia giữa các người,
cho tất cả nhân loại,
nhờ vậy, tôi nhận biết các người
như màu xanh thẳm
đánh dấu cây Hải song dại,
màu trắng đánh dấu hoa rừng tím.
(April.)
[Lời nói của cỏ dại:]
Những thứ gì
khi sinh vào đời không được đón nhận
sẽ xem như rối loạn, bừa bãi –
(Witchgrass.)
Cha chỉ là hư không,
thay đổi nhanh chóng
vào một hình tượng,
tiếng tăm của cha
vung vãi khắp nơi,
đó là nguồn khôn ngoan
và thống khổ.
(Vespers: Parousia.)
[Lời nói của hoàng hôn:]
Hạnh phúc lớn nhất của tôi
là âm thanh do các người lên tiếng
gọi tôi ngay cả khi tuyệt vọng;
Tôi buồn rầu vì không thể đáp lại
bằng lời lẽ các người có thể nghe.
(Sunset.)
[Lời nói của hoàng hôn tháng Chín:]
Tôi tập hợp các người chung đụng
với nhau;
tôi có thể hủy bỏ các người
như thể vất đi một bản nháp,
một bài tập
bởi vì tôi đã hoàn thành cho các
người,
một cách nhìn
thấy được sự đau buồn sâu kín.
(Septemper Twinlight.)
Tứ thơ khác thường và thú vị:
[Lời của nhân vật sáng tạo nói với gió:]
Từ khi xa rời ngươi
ta nhìn thấy rõ ràng hơn.
Đáng lẽ giờ này hồn ngươi đã mênh mông,
nhưng không phải vậy,
chỉ là thứ gì nói năng lí nhí –
(Retreating Wind.)
(Lời của cây Táo Gai nói về đôi tình nhân:]
Khi đam mê hay cuồng nhiệt:
để đeo đuổi việc gì khác
có thể nào hai người bỏ hết
tất cả những gì đang có?
(The Hawthorn Tree.)
Hoặc cha đang nghĩ
Con mất quá nhiều thời giờ
trông ngóng tương lai
như bà già mặc áo ấm giữa mùa hè;
(Vespers.)
Cha nghĩ gì về trái tim con
sao phải gây cho nó khổ đau nhiều lần
như một chuyên gia trồng trọt thử nghiệm
những loại cây mới?
Xin cha thực tập trên những thứ khác
(Matins.)
[Lời nói của ánh sáng:]
Nhưng những gì các người có thể làm
chỉ là khóc.
Các người muốn hết mọi thứ nghe kể
nhưng không thứ nào suy xét ngọn ngành.
Từ đó, tôi nhận ra các người không thực sự suy nghĩ
bằng dũng cảm và đam mê;
chưa hề có đời sống riêng,
chỉ có bi kịch.
(Retreating Light.)
Tứ thơ bình thường mà ấn tượng:
[Lời nói của hoa Lamium:]
Nắng trời hầu như không chạm đến.
Đôi khi thấy ít nắng đầu xuân,
nhấp nhá từ xa xôi.
Rồi lá mọc lên, che kín ánh nắng.
Tôi cảm thấy nắng lấp lánh trên
lá, thất thường,
như ai đó đập vào ly thủy tinh bằng muỗng kim loại.
[...]
Có lẽ các người đã biết điều này.
Các người và những ai có cùng ý
nghĩ.
Sống vì sự thật và tình thương,
hiểu theo nghĩa rộng,
yêu những điều này là có trái tim lạnh lùng.
(Lamium.)
[Lời nói của mùa đông:]
Cao trên trần gian tĩnh lặng, một tiếng chim kêu
đánh thức niềm cô độc giữa các nhánh cây đen.
(End of Winter.)
[Lời nói của mùa hè:]
không như những gì các người đã
biết, đã thấy
khi tìm trong bầu trời tươi sáng
trên cánh đồng,
linh hồn vốn phiêu bồng
nay bị cố định như thiên văn kính
nhìn phóng đại bản thân –
(Midsummer.)
Người đọc thường bắt gặp những tứ thơ trong The Wild Iris tuy
dễ hiểu nhưng khi ráp lại với nhau, trở thành bài thơ khó hiểu. Lý do này thuộc
về cấu trúc. Louise Gluck không viết nhiều câu thơ chuyển tiếp hoặc móc nối
giữa những tứ thơ. Người đọc sẽ nhận thấy ý tưởng từ tứ thơ này bắt sang tứ thơ
kia thường xảy ra đột ngột. Đôi lúc, cảm thấy không liên hệ. Nói một cách khác,
tác giả để cho người đọc phải tích cực sử dụng tưởng tượng, liên tưởng, suy xét
để tự tạo ra sự chuyển tiếp và sự liên kết giữa các tứ thơ, để có thể tìm hiểu
hoặc cảm nhận bài thơ. Cấu trúc này tạo cho bài thơ khả năng hàm súc. Thơ chỉ
có nhiệm vụ trình bày, còn giải thích thuộc về các nhà phê bình và người đọc.
Tứ thơ không chỉ đại diện mà còn trình diễn, tượng trưng,
điềm chỉ cho ý tưởng và giá trị của tư duy. Mặt khác, tứ thơ bày tỏ quan niệm,
mức độ và phong cách đánh giá thẩm mỹ: vẻ đẹp, nét hay, của tác giả. Tứ thơ là
thành phần quan trọng hàng đầu của bài thơ. Mỗi tứ thơ tạo ra thi cảnh. Những
thi cảnh này kết hợp thành một thi cảnh lớn của bài thơ. Vì vậy, khi không nắm
bắt được thi cảnh thì không thể cảm hoặc hiểu bài thơ. Không cảm, không hiểu
thì không thể dịch. Hơn nữa, nếu dịch thuật sử dụng phương pháp dịch theo văn
hóa thì thi cảnh của tứ và của toàn bài là nền tảng, mấu chốt, và phương tiện
để chuyển dịch từ bản gốc sang bản dịch, không chỉ tương đương mà chủ yếu là
thông tri, truyền đạt, và chia sẻ.
Nghi Vấn Tôn Giáo
Trong “Hoa Diên Vĩ Hoang Dại.”
Louise Gluck không chống đạo Thiên Chúa như một số người lầm
tưởng khi đọc thơ bà, nhất là đọc dãy thơ: Kinh Sáng và Kinh Chiều. Bà chỉ nêu lên những thao thức siêu nhiên đã
được biện giải nhưng chưa thỏa mãn hoặc những nghi vấn tôn giáo không thể trả
lời. Quan điểm mà tôi chia sẻ với bà là những nghi án trong kinh thánh và những
phi lý trong đời sống được Thiên Chúa giáo giảng dạy đã không giải tỏa được
những suy tư vượt qua ranh giới biện minh thiếu bằng chứng. Những tranh cãi về
thần học sâu và xa sẽ dẫn đến bế tắt. Thiên Chúa giáo đưa câu giải đáp cuối
cùng là “Phúc cho những người không thấy mà tin.” Không thể hiểu, chỉ chấp
nhận. Bất khả luận, bất khả tri, không phải là cách giải quyết cho trí tuệ ngày
nay. Do đó, hàng ngày, những tư duy về những bí ẩn đời sống vẫn liên tục xông
xáo, tìm hiểu, vẫn nghi ngại những khoảng trống trong danh xưng Thượng Đế.
Xin tha lỗi nếu con nói yêu cha:
[bởi] quyền lực luôn luôn bị nghe nói dối
vì yếu đuối luôn luôn bị sợ hãi sai khiến
Con không thể yêu điều con không hiểu,
cha hầu như không tiết lộ chuyện gì:
(Matins. )
Sự vắng mặt của cha lâu ngày,
cho phép con sử dụng mặt đất,
cha dự tính sẽ thâu lợi từ cuộc
đầu tư.
Con phải báo cáo việc này đã thất
bại,
(Vespers.)
tội nghiệp Thượng Đế buồn rầu,
vì không bao giờ có
hoặc không bao giờ mất.
(Violets.)
Có một thời tin tưởng vào cha; con trồng cây Sung.
Nơi đây, tại Vermont,
tiểu bang không có mùa hè.
Như một thử thách: nếu cây này có thể sống,
nghĩa là cha có thật.
Theo lý luận này, cha không hiện hữu.
(Vespers.)
Cha tưởng rằng chúng con không biết.
Những trước đây chúng con đã biết,
trẻ con cũng biết những điều này.
Bây giờ, cha đừng bỏ đi –
Chúng con đã quen sống
nói dối để thỏa hiệp với cha.
(Vespers.)
tại sao cha làm con tổn thương,
tại sao cha muốn con bị ruồng bỏ
trong giờ phút cuối,
trừ phi cha muốn con đói khát hy
vọng
Con từ chối nhìn thấy cảnh cuối
cùng
mất hết tất cả,
và thay vào đó sẽ tin rằng
cuối cùng con vẫn còn cha.
(Vespers.)
Đoạn thơ dẫn sau cùng bên trên cho người đọc thấy lòng tin
của bà. Dù trải qua bao thắc mắc, bao lung lay, bao xao động khi không tìm thấy
câu trả lời, nhưng bà có thể đánh đổi tất cả, mất tất cả, chỉ để còn giữ lại
niềm tin: Thượng Đế hiện hữu.
Hầu hết thơ của Louise Gluck là những lời tâm sự hiền lành.
Bộc lộ những tối tăm của đời sống. Những khinh nghiệm mà bà đã trải qua không
có gì ghê gớm hoặc thương đau lớn lao, chỉ thăng trầm bình thường như mọi
người. Những kinh nghiệm hàng ngày đó được ý nghĩ đào sâu và cảm xúc rọi sáng,
khiến người đọc dễ dàng thông cảm, dễ bắt gặp những nét quen thuộc chung. Tuy
nhiên đối với một số người đọc không thường xuyên suy tư về đời sống, về tâm
linh, về con người, thì đôi khi sẽ cảm thấy lạc lõng.
Tôi vẫn luôn luôn cho rằng, thơ hay mang đến cho người đọc
một loại ánh sáng bất ngờ làm cho tâm trí nhìn thấy những gì thú vị, hay ho, mà
trước đây, chúng ta không thấy vì chúng chìm trong bóng tối. Những thứ này có
khi ở cạnh bên, có khi ở xa xôi, có khi ẩn núp dưới những hình dạng khác. Tuy
nhiên khi ánh sáng thơ xuất hiện, những thứ đó lộ hình, dù chúng là những buồn
bã, khổ đau, tai họa, hoặc hân hoan, tất cả đều reo vui bằng một cách nào đó
cho chúng ta cảm giác gần gũi với đời sống và tiếp cận những gì không thể giải
thích ngay lúc đó.
Thơ của Louise Gluck cho tôi cảm giác bình an khi đối diện
với những phi lý và tàn nhẫn của đời người. Bà kể lại những phi lý, tàn nhẫn
này một cách hiền hoà, đều đều, nhẹ nhàng, bình dị, nhưng từ từ sâu lắng vào
tâm hồn. Tôi nghe được tiếng vỗ tay từ bản thân của một người làm thơ, ca ngợi
bà.
Hãy cùng tôi nghe Louise Gluck kể câu chuyện một cô bé đón
chuyến tàu lửa, đi thăm bà ngoại. Một ẩn dụ về sự thất lạc của con người. Một
chuyến đi đúng giờ từ cõi sống về cõi chết.
Câu chuyện là dụ ngôn nhưng dường như tuổi thơ của chúng ta đều trải qua
vài hoàn cảnh tương tựa. Với tôi là lần đầu tiên đi lạc, không biết đường về
nhà, lúc năm tuổi. Rồi dường như từ đó cho đến đến sáu mươi tuổi vẫn thường
xuyên đi lạc.
Khi con tàu dừng lại, bà già nói, con phải leo lên. Cô bé
hỏi, nhưng làm sao con biết, đúng chuyến tàu hay không? Bà ta trả lời, đúng
rồi, vì nó đến đúng giờ.
Con tàu tiến đến gần sân ga; ống khói phun mây xám xịt. Thật
là dễ sợ. Cô bé tưởng tượng rồi ôm chặt bó hoa Uất kim hương màu vàng để tặng
cho bà ngoại. Tóc cô thắt bím thật chặt để chịu đựng đường xa. Rồi, lẳng lặng
không một lời, cô leo lên toa tàu, nơi phát ra âm thanh lạ kỳ, không quen thuộc
như tiếng nói, mà giống như tiếng rên xiết khóc gào. (*)
Mãi đến hôm nay, xương khủng long vẫn còn tìm thấy. Trong khi
con sứa, bỏ ra nắng, một khoảng giờ sau, tan thành nước. Sứa không có xương.
Bản chất xương có khả năng tồn tại theo thời gian. Trong một bài thơ, tinh thần
là xương sống, ý nghĩa là xương sườn. Bộ xương này nhất định phải lớn, phải có
trọng lượng, thì bài thơ mới có cơ hội sống lâu.
Ngu Yên, Houston-Austin và nông
trại lãng mạn trên đường đi.
(*) UTOPIA.
When the train stops, the woman said, you must get on it. But
how will I know, the child asked, it is the right train? It will be the right
train, said the woman, because it is the right time. A train approached the
station; clouds of grayish smoke streamed from the chimney. How terrified I am,
the child thinks, clutching the yellow tulips she will give to her grandmother.
Her hair has been tightly braided to withstand the journey. Then, without a
word, she gets on the train, from which a strange sound comes, not in a
language like the one she speaks, something more like a moan or a cry.
Chuyện Làm Mõ Tụng Kinh.
Làm mõ không phải dễ. Cứ gõ kêu lóc cóc là xong. Mõ tụng kinh
của các bậc thượng thừa lúc nào cũng im lặng, nhưng khi kêu lên thì hồn xác
nhập một. Mắt thứ ba mở ra. Tai siêu nhiên nghe thấu niềm vui trong tiếng khóc.
Lòng trống vắng, tĩnh lặng, đến nổi một
hạt bụi bay cũng gây nên tiếng động.
Mõ của người chưa đắc đạo thì như ông Hàn Dũ, đời nhà Đường
bên Trung Hoa, đã viết: “Mọi vật hễ không được cái thế quân bình thì kêu lên”
(*). Tâm tư của người nghệ sĩ giống như loại mõ này.
Xưa kia, ở xứ Quảng có người bỏ quê đi xa học nghề làm mõ với
các sư phụ nổi tiếng khắp miền bắc trung nam. Học đến tuổi trung niên, trở về
quê hành nghề. Ông lên rừng, lặn lội năm này tháng nọ. Sau cùng, tìm được một
cây trung thụ gỗ tốt, cưa một nhánh, mang về làm mõ. Làm xong, gõ lên, mõ kêu
tiếng đục như người khan giọng cố hát lên cao. Bị chê cười, ông đóng cửa luyện
thêm nghề. Năm năm sau, tìm lại cây trung thụ, cưa một nhánh, mang về làm mõ.
Làm xong, gõ lên, mõ kêu tiếng du dương, khiến người tụng và người nghe đều
buồn ngủ. Đã buồn ngủ thì khó thu nhận lời kinh. Bị chê cười, ông đóng cửa
luyện thêm nghề. Mười năm sau, tìm lại cây trung thụ, cưa một nhánh, mang về
làm mõ. Làm xong, gõ lên, mõ kêu tiếng sắc sảo lại khô khan. Tai nghe khó chịu.
Không ai mua mõ. Thất bại, ông đóng cửa luyện thêm nghề. Đến tuổi già, tìm lại
cây trung thụ nay đã thành cổ thụ, cưa một nhánh, mang về làm mõ. Làm xong, gõ
lên, hồn xác nhập một, mắt thứ ba mở lớn. Tai siêu nhiên lắng nghe. Chưa kịp
mang ra phục vụ người đời, thì ngã bệnh thương hàn mà mất. Con cháu của ông,
không người nào thích theo nghề làm mõ tụng kinh nên bí quyết làm mõ cũng thất
lạc.
Vì vậy, đọc thơ Hoa Diên Vĩ Hoang Dại bằng tiếng Việt mà thấy
không hay, không phải vì thơ Louise Gluck không giá trị, mà vì tài làm mõ chưa
đạt. Xin hẹn lần tới.
Ngu Yên, Houston, tháng Giêng 20
(*)
Trích Bài Tựa “Tiễn Mạnh Đông Dã.” của Hàn Dũ.
HOA DIÊN VĨ HOANG
DẠI.
[Lời cùa hoa Diên vĩ]
Đến cuối đường khổ đau
thấy một cánh cửa.
Tôi vẫn nhớ, xin nhắc lại:
các người gọi đây là cửa chết.
Bên trên, tiếng động, cành thông
lắc lư.
Rồi im ắng. Nắng yếu ớt
lung linh trên đất khô cằn.
Thật là khủng khiếp để được tồn tại
ý thức phải chôn vào lòng đất tối
tăm.
Như vậy, kể như đã chết:
điều mà chúng ta lo sợ,
là linh hồn không thể lên tiếng,
trở thành một kết thúc bất ngờ,
mặt đất cứng vẫn uốn cong theo
hình cầu. (*)
Và tôi phải làm gì để trở thành
đàn chim
bay đụng đầu trong lùm cây thấp.
Các người không còn nhớ
lối về từ thế giới bên kia
Nói cho các người biết, tôi có thể
kể:
bất kỳ chuyện gì nhớ lại
khi trở về từ cõi lãng quên
để tìm ra lời nói:
“đời tôi từ nhụy hoa
tuôn một dòng suối lạ thường,
xanh thẳm
làm đậm màu nước biển xanh lơ.”
(**)
(*) Mặt đất cứng uốn cong một
chút.
(**) “đời tôi từ tâm điểm
tuôn một dòng suối lớn
xanh thẳm [chảy vào đại dương]
pha đậm màu nước biển xanh lơ.”
KINH SÁNG.
Mặt trời tỏa sáng; bên cạnh hộp
thư,
cây Bạch dương thân chẻ hai,
lá xếp lớp như vảy cá.
Bên dưới, những cọng Thủy tiên
trắng,
Thủy tiên bông nhỏ, hoa Cantatrice
(1);
và hoa tím dại với chùm lá chìm
trong bóng tối. (2)
Noah (3) nói, người bi quan không
thích mùa xuân,
vì mất thăng bằng giữa nội tâm và
ngoại cảnh.
Tôi lý luận cách khác – vâng, tuy
chán nản bi quan
nhưng trong tâm trạng say mê (4)
cảm thông với cây đang sống, (5)
thân thể tôi thực sự uốn éo theo
gốc cây chẻ hai,
hầu như yên bình,
vào
buổi chiều mưa
gần như có thể cảm thấy
nhựa cây sủi bọt nổi lên:
Noah nói,
đây là lầm lỗi của chán nản,
đồng cảm với thân cây,
trong khi trái tim hạnh phúc
thơ thẩn trong vườn như chiếc lá
rơi,
Noak chỉ minh họa được một phần,
không phải toàn thể.
(1) Cantatrice là một loại hoa,
chưa có tên trong tiếng Việt.
(2) Đám lá màu sậm của hoa Tím
dại.
(3) Noah là tên con trai của tác
giả.
Noah (No-ê) cũng là tên của một
nhân vật trong Cựu Ước được Thiên Chúa giao nhiệm vụ đóng tàu lớn, chở gia đình
và thú vật đi trốn lụt Đại Hồng Thủy.
(4) Nhưng theo ý nghĩa say mê.
(5) Gắn liền với cây đang sống.
KINH SÁNG.
Lạy cha muôn đời biệt tích,
lần đầu tiên khi chúng con bị xua
đuổi ra khỏi địa đàng,
cha tạo ra một nơi giống y hệt
nhưng mang ý nghĩa khác,
để dạy chúng con một bài học;
ngoài ra, mọi thứ đều giống nhau,
vẻ đẹp cả hai nơi đều có,
vẻ đẹp không thể thay thế,
ngoại trừ, chúng con không hiểu
bài học đó là gì.
Bị bỏ rơi, chúng con đối phó nhau
kiệt sức.
Tháng năm dài đen tối,
chúng con thay phiên canh giữ khu
vườn,
nhũng giọt lệ đầu tiên trào ra
khỏi mắt
như mặt đất sa mù bởi cánh hoa,
vài cánh đỏ sậm,
vài cánh đỏ màu thịt tươi.
Chúng con không bao giờ nghĩ
đang học từ cha cách sống giáo
điều.
Đơn thuần chúng con hiểu,
không phải bản tính người,
chỉ yêu thương vì muốn được yêu
thương.
HOA KÈN BA CÁNH. (*)
[Lời của Hoa Kè
Khi tôi tỉnh dậy, thấy đang ở giữa
rừng.
Giữa cảnh trí âm u (*),
nhiều mảnh trời sáng lấp ló
qua lá cành thông dày đặc.
Tôi hoàn toàn không hiểu;
không biết làm gì khác hơn nhìn
ngắm chung quanh.
Trong khi theo dõi,
tất cả ánh sáng thiên đàng
mờ dần chỉ còn duy nhất một ngọn
lửa
đốt cháy cây Linh Sam nguội lạnh.
Rồi không thể nào kéo dài
chăm chú nhìn thiên đàng mà không
bị hủy diệt.
Có linh hồn nào
cần cái chết hiện diện,
như tôi cần sự che chở?
Tôi nghĩ, nếu tiếp tục nói hoài
sẽ tự trả lời luôn câu hỏi,
tôi sẽ chứng kiến bất kỳ thứ gì họ
chứng kiến,
một cây hoa Kèn chạm vào cây Linh
sam, (**)
điều gì đó kêu gọi chúng đánh đổi
mạng sống –
Ngẫm nghĩ những gì đã hiểu.
Tỉnh dậy ngơ ngác giữa rừng;
chỉ một lúc trước, tôi không biết
giọng nói của mình
nếu cho tôi giọng ấy
sẽ tuôn tràn buồn thảm
những câu nói trở thành tiếng khóc
quyện vào nhau.
Thậm chí, tôi không biết mình buồn
khổ
cho đến khi danh từ “buồn khổ”
hiện ra,
cho đến khi tôi cảm thấy
nước mưa từ tôi tuôn trào. (***)
Gh chú:
Trillium: Không có tên trong tiếng Việt. Thuộc chi tộc hoa
Loa kèn, hoa Huệ tây với đặc điểm hoa chỉ có ba cánh.
Nguồn: https://mimirbook.com/vi/ec57c1f4386
(*) Âm u dường như tự nhiên.
(**) Có thể hiểu ladder trong nghĩa cái thang: Một cái thang
bắt qua cây Linh Sam. Và cũng có thể hiểu ladder như một loài hoa chuông kèn
nhỏ. Tôi nghĩ, ladder, cây hoa Kèn, hợp lý hơn.
(***) Hoa Loa kèn hình dạng cái phểu, chứa nước mưa.
HOA LAMIUM (*)
[Lời của hoa Lamium]
Đây là lối sống của người nào có
trái tim lạnh lùng.
Như tôi: sống trong bóng tối, mọc
qua tảng đá thờ ơ,
dưới gốc cây Phong già.
Đôi khi thấy ít nắng đầu xuân, nhấp nhá từ xa xôi.
Rồi lá mọc lên, che kín ánh nắng.
Tôi cảm thấy nắng lấp lánh trên lá, thất thường,
như ai đó đập vào ly thủy tinh bằng muỗng kim loại.
Không phải sinh vật nào
cũng đòi hỏi cường độ ánh sánh như
nhau.
Một số trong chúng ta tự tạo ra
ánh sáng:
chiếc lá óng ánh như lối đi chưa
ai giẫm chân,
mặt hồ lóng lánh mập mờ dưới hàng
phong già tăm tối.
Có lẽ các người đã biết điều này.
Các người và những ai có cùng ý
nghĩ.
Sống vì sự thật và tình thương,
hiểu theo nghĩa rộng,
yêu những điều này nghĩa là có
trái tim lạnh lùng.
Ghi chú:
(*) Lamium không có tên Việt,
thuộc họ hoa Môi.
HẠT TUYẾT.
[Lời của hạt tuyết]
Các người có biết tôi là thứ gì, sống ra sao không?
Các người đã biết tuyệt vọng là
như thế nào,
thế thì, mùa đông lạnh
sẽ cho các người thêm ý
nghĩa.
Không mong đợi sống sót,
mặt đất lấn áp tôi.
Không mong đợi thức dậy một lần
nữa,
để xác thân hồi ứng trong đất bùn,
Hãy nhớ rằng,
sau một thời gian dài
làm sao hồi phục trong ánh sáng
giá lạnh
vào những ngày đầu mùa xuân.
Vâng, dù sợ hãi, nhưng trong số
các người
vẫn khóc vì niềm vui rủi ro (*)
giữa cơn gió rét từ thế giới mới.
(*) Risk joy: niềm vui liều lĩnh,
niềm vui nguy hiểm. Có niềm vui nào mà không rủi ro?
BUỔI SÁNG TRONG
SUỐT.
[Lời của buổi sáng].
Tôi theo dõi các người từ lâu, đến
nay đã đủ
có thể nói với các người bất kỳ
cách nào tôi muốn -
Tôi cam chịu theo sở thích các
người,
kiên nhẫn quan sát những gì các
người yêu chuộng,
tôi chỉ có thể phát biểu qua các
cách thức,
vụn vặt của địa cầu,
theo ý các người,
[nói qua]
những dây tua xoắn (1)
của dây hoa leo Lão trượng xanh lơ
(2)
[nói qua]
ánh sáng
lúc bắt đầu buổi chiều –
các người không bao giờ chấp thuận
lời nói của tôi,
khác biệt với những gì
các người bận rộn đặt tên...
Miệng các người
những vòng tròn nhỏ gây kinh hãi –
Từ hồi nào đến giờ
tôi vẫn chiều chuộng dù các người
thiếu sót,
nghĩ rằng sớm muộn gì các người sẽ
vượt qua,
nghĩ đến vấn đề
không thể nào mãi mãi
thu hút mắt người nhìn -
như trở ngại của cây hoa Lão
trượng
tô chùm hoa xanh dưới hiên cửa sổ.
Tôi không thể tiếp tục
giới hạn bản thân vào những hình
ảnh (3)
do các người định đoạt,
chỉ vì các người tự nghĩ mình có
quyền
gạt bỏ ý nghĩa của tôi:
Bây giờ, tôi đã sẵn sàng
cưỡng bách sự trong suốt
chống lại các người.
Ghi chú:
(1) Tendril là cọng dây hình xoắn, mọc trên các dây leo, có
nhiệm vụ quấn và bám vào giàn hoa hoặc các cây lớn.
(2) Clematis là cây hoa leo, người Việt gọi là hoa “Ông lão”,
tôi gọi là “Lão trượng” vì hoa ra trắng xóa như tóc bạc.
(3) Buổi sáng là hình ảnh do con người đặt tên. Tự thân buổi
sáng chỉ là sự trong suốt, đầy không khí vô hình.
Bài thơ này dùng nhiều tứ lạ bắt nguồn từ suy nghĩ: những tên
gọi không chắc gì đúng đắn với bản chất, bản tính sự vật. Hoặc từ suy nghĩ về
sự bất lực của ngôn ngữ. Dùng nhân vật “buổi sáng” để chống lại quyền hạn đặt
tên của loài người. “Buổi sáng” bản chất là trong suốt, vô hình. Clear Morning:
Clear cũng có thể hiểu là vô ảnh, vô hình. Buổi Sáng Vô Hình (?)
TUYẾT MÙA XUÂN.
[Lời của tuyết]
Nhìn trời đêm:
Tôi chia hai sự sống với hai khả
năng.
Tôi hiện diện với các người, bên
cửa sổ,
nhìn các người phản ứng [với
tuyết rơi]
Hôm qua, trăng mọc trên đất ẩm
dưới vườn.
Bây giờ đất lấp lánh như trăng,
như ánh sáng đắp lên thứ gì đã
chết.
Bây giờ, các người có thể nhắm
mắt.
Tôi từng nghe các người khóc,
luôn cả tiếng khóc từ thuở xưa,
(*)
và những nỗi niềm ẩn trong tiếng
khóc.
Tôi đã vạch trần những gì các
người mong muốn:
không phải niềm tin, là sự đầu
hàng
trước quyền thế sử dụng bạo lực.
(*) Những tiếng khóc trước khi các
người khóc.
Tứ bài này cũng khác thường. Cho tuyết có hai khả năng: 1-
Giải trí cho con người. Tạo cảnh nhìn qua cửa sổ. 2- Vạch trần sự thật về sự
hèn yếu của loài người khi sống chung trong thế giới nghĩa là phải chịu quyền
lực sai khiến.
CUỐI MÙA
ĐÔNG.
Cao trên trần gian tĩnh lặng, một
tiếng chim kêu
đánh thức niềm cô độc giữa các
nhánh cây đen.
Ngươi muốn chào đời, ta cho ngươi
sinh ra.
Từ bao giờ nỗi ta sầu khổ
gây phiền phức lòng ngươi hân
hoan?
Mọc thẳng về phía trước
đâm sâu vào bóng tối và ánh sáng
cùng một lúc với cảm xúc nôn nao
tưởng chừng như ngươi còn mới lạ,
muốn biểu lộ thân thế
một cách nhanh chóng, một cách tài
ba
ngươi không bao giờ nghĩ
phải trả giá như thế nào,
đừng bao giờ tưởng tượng
âm thanh ta nói giống bất kỳ thứ
gì
ngoài trừ là một phần trong ngươi
–
ngươi sẽ không nghe ta nói trong
thế giới khác,
không nghe được rõ ràng,
không nghe từ tiếng chim kêu hay
tiếng người khóc,
không nghe rõ âm thanh,
chỉ triền miên vang dội
đồng vọng phát thanh ý nghĩa: tạm
biệt, tạm biệt –
dòng âm vang liên tục
gắn bó chúng ta vào nhau. (*)
(*) Chúng ta: mùa đông và nhánh
cây.
Bài thơ này cao kỳ, ngụ ý thân
phận con người trong thiên nhiên.
KINH SÁNG.
Xin tha lỗi nếu con nói yêu cha:
[bởi] quyền lực luôn luôn bị nghe nói dối
vì yếu đuối luôn luôn bị sợ hãi
sai khiến
Con không thể yêu điều con không
hiểu,
cha hầu như không tiết lộ chuyện
gì:
phải chăng cha như cây Táo gai,
không thay đổi, luôn luôn mọc một
chỗ,
hoặc cha như cây Mao địa hoàng,
biến dạng,
thoạt tiên mọc lên cụm hồng trên
con dốc sau đám Cúc,
rồi năm tới, đổi thành tím mọc
trong vườn Hồng?
Cha nên hiểu, đối với chúng con
chuyện đó vô dụng,
sự im lặng của cha ảnh hưởng đến
lòng tin
cha phải là tất cả, vừa cây Táo
gai vừa Mao địa hoàng,
vừa hoa hồng mong manh, vừa hoa
Cúc bền bỉ -
[Cha im lặng khiến] Chúng con chỉ còn cách nghĩ rằng,
cha không thể nào hiện hữu.
Phải chăng cha muốn chúng con nghĩ
như vậy,
phải chăng điều này giải thích
sự im lặng của buổi tinh sương,
khi đàn dế chưa cọ đôi cánh gáy,
khi bầy mèo chưa ấu gó ngoài sân?
KINH SÁNG.
Con hiểu được
ở cùng cha như ở với cây Bạch
dương:
Con không nói với cha
bằng tâm sự riêng tư.
Chuyện giữa chúng ta đã lâu rồi
quá khứ.
Hoặc trước sau chỉ là chuyện con
nghĩ đơn phương?
Con có lỗi, có lỗi,
vì đã yêu cầu cha có nhân tính -
Con không nghèo túng hơn kẻ khác.
Sự vắng bóng mọi tình cảm [của
cha]
cũng không phải là điều con nhất
thiết quan tâm -
Vì con có thể tiếp tục
chuyện trò với hàng cây Bạch
dương,
như kiếp sống trước đây:
Để chúng tái diễn chuyện tồi tệ,
chôn con với các nhà thơ phái Lãng
mạn,
rồi những chiếc lá vàng hình trái
tim nhọn
rơi xuồng lấp vùi con.
HOA HẢI SONG. (*)
[Lời của hoa Hải song.]
Không phải tôi, đồ ngốc, không
phải hoa cùng màu,
là chúng tôi, chúng tôi-làn sóng
trời xanh
như lời phê phán từ thiên đàng:
vì sao các người quý trọng lời nói
của mình
khi thành đạt được điều gì
là kề cận tiếp theo sự “không có”?
Vi sao các người nhìn lên?
Để nghe âm vang như lời Chúa phán?
Đối với chúng tôi, các người đều
giống nhau,
cô đơn, đứng trên cao,
kế hoạch đời sống ngớ ngẩn:
giống như vạn vật
các người đều đi đến nơi định sẵn,
nơi gió sẽ chôn vào đất,
người hoặc linh hồn các người
mãi mãi trên trời nhìn xuống
thấy vài hình ảnh của nước
và nghe được gì chăng?
Thấy sóng, chập chùng sóng,
và nghe tiếng chim ca.
Gh chúi:
(*) Scilla là một loại hoa trong họ Mãng tây (Asparagaceae.) Scilla
Peruviana được gọi là hoa Hải Song Bồ Đào
Nha.
GIÓ NGƯỢC.
[Lời của nhân vật sáng tạo nói với
gió.]
Khi ta tạo ra ngươi, yêu thương
ngươi.
Bây giờ thương hại ngươi.
Ta cho ngươi tất cả những gì cần
thiết:
mặt đất làm giường, trời xanh làm
chăn-
Từ khi xa rời ngươi
ta nhìn thấy rõ ràng hơn.
Đáng lẽ giờ này hồn ngươi đã mênh
mông,
nhưng không phải vậy,
chỉ là thứ gì nói năng lí nhí –
Ta cho ngươi mọi tài năng
cho xanh lơ trong buổi sáng mùa
xuân,
cho thời gian ngươi không biết sử
dụng-
ngươi còn đòi hỏi nhiều hơn,
một tài năng nữa dùng cho sáng tạo
khác
Điều gì ngươi hy vọng,
sẽ không tự mình tìm thấy trong
khu vườn,
giữa những cây cỏ đang vươn lên.
Đời ngươi sống không luân chuyển
như thực vật:
Đời ngươi sống như cánh chim bay
bắt đầu và chấm dứt trong tĩnh
lặng
bắt đầu và chấm dứt, trong dạng âm
vang
bay vòng cung từ cây Bạch dương
đến cây Táo.
KHU VƯỜN.
[Lời của khu vườn.
Tôi không cách nào theo dõi một
lần nữa,
khó có thể chịu đựng khi nhìn thấy
cảnh này –
trong khu vườn, dưới làn mưa lâm
râm
đôi tình nhân trẻ đang trồng
một luống đậu Hà Lan,
tưởng chừng như trước đây
chưa ai làm việc này,
chưa bao giờ đối diện
giải quyết những trở ngại lớn lao
–
Họ không nhìn thấy họ,
trong đất cát tươi mới,
bắt tay vào làm
không chịu nhìn xa,
dãy đồi sau lưng màu xanh nhạt.
mây mù cùng với hoa –
Cô ấy muốn ngưng việc,
anh ta muốn làm cho xong
tiếp tục trồng –
Hãy xem cô ấy, vuốt má người yêu
tỏ lòng thỏa thuận,
ngón tay ướt mát mẻ mưa xuân,
trên làn cỏ mỏng, nở chùm hoa Nghệ
tím –
ngay cả nơi đây, ngay cả khi tình
yêu bắt đầu,
ngón tay cô rời khỏi mặt anh
một hình ảnh giã biệt
họ cho rằng
có thể tùy nghi xem nhẹ
nỗi buồn này.
CÂY TÁO GAI.
[Lời của cây Táo gai.] Kề bên nhau, không nắm tay:
Ta theo dõi hai ngươi
đi dạo vườn mùa hè –
những thứ gì không thể di động
phải học cách nhìn riêng;
Ta không cần
theo hai ngươi đi khắp vườn,
con người thường để lại
dấu tích tình cảm khắp nơi,
cánh hoa rải rác trên đường đất,
hoàn toàn trắng và vàng,
vài cánh trong gió chiều rung nhẹ;
Ta không cần theo sau
nơi hai ngươi đang đến,
vào sâu vùng hẹn hò, (*)
để biết lý do vì sao hai ngươi
lánh xa,
Khi con người đam mê hay cuồng
nhiệt,
để đeo đuổi một thứ gì khác
phải chăng các người chịu bỏ
tất cả những gì đang có?
(*) deep in the poisonous field:
vào sâu vùng độc hại.
CẢM KHÁI DƯỚI ÁNH
TRĂNG.
Đôi khi đàn ông hay đàn bà áp đặt
tuyệt vọng
lên người khác,
gọi là lột trần con tim,
nói một cách khác, lột trần linh
hồn -
có nghĩa trong thời điểm này họ có
được hồn người.-
ngoài trời, đêm mùa hè,
cả thế giới vứt bỏ trên mặt trăng:
những nhóm hình dạng màu bạc
có thể là nhà cửa hoặc cây cối,
một khu vườn hẹp nơi con mèo ẩn
thân,
lăn lộn trong đất bụi,
hoa Hồng, cây Phòng phong, và
trong âm u,
một mái vòm như nóc tòa nhà quốc
hội (*)
dưới ánh trăng hóa thành hợp kim
màu vàng,
chỉ hình dạng không rõ chi tiết,
trông hoang đường, chưa thấy bao
giờ (**)
linh hồn tràn đầy lửa thật sự là
ánh trăng,
dù phản chiếu từ một nguồn khác,
(***)
tóm lại vẫn sáng như trăng sáng:
dù là khối đá hoặc không phải,
mặt trăng vẫn trước sau
là một vật gì đang sống .
Ghi chú:
(*) Capitol ở Washington.
(**) Archetype: Nguyên Mẫu. Hình
ảnh dùng làm khuôn mẫu, mô hình.
(***) Mặt trời.
THÁNG TƯ.
[Lời của tháng Tư]
Không ai tuyệt vọng bằng tôi tuyệt
vọng –
Các người không thuộc vào khu vườn
này
nghĩ như vậy,
bộc lộ ra mặt vẻ khó chịu:
người đàn ông đang giẫy cỏ hướng
về toàn thể cánh rừng,
người đàn bà đi khập khiễng, từ
chối thay quần áo,
không chịu gội đầu.
Có lý do gì tôi phải quan tâm
nếu các người cùng nhau trò
chuyện?
Nhưng tôi muốn nói, các người nên
biết
tôi kỳ vọng tốt đẹp hơn
ở hai sinh vật được ban cho trí
khôn:
nếu không,
các người thực sự sẽ chăm sóc cho
nhau
ít ra các người phải hiểu
sự đau khổ phân chia giữa các
người,
cho tất cả nhân loại,
nhờ vậy, tôi nhận biết các người
như màu xanh thẳm
đánh dấu cây Hải song dại,
màu trắng đánh dấu hoa rừng tím.
(*)
(*) Wood violet: Một loại hoa tím dại có bông lớn màu xanh
đậm hoặc tím. Thường thấy ở miền đông Hoa kỳ. Dịch cận nghĩa là: Làm trắng
hoa rừng tím. Hoặc trắng hoa rừng tím. Nhưng hầu như không tạo được
ý nghĩa. Tôi dịch theo mạch văn, lập lại tứ thơ “đánh dấu” như: as white
marks the wood violet.
HOA TÍM.
[Lời của hoa tím]
Bởi vì trong thế giới [loài
hoa] chúng tôi
luôn luôn ẩn giấu một điều gì,
nhỏ và trắng,
nhỏ và được gọi là tinh khiết,
vì vậy, chúng tôi không buồn rầu
như thầy,
thưa bậc thầy của đau khổ;
thầy không mất mát nhiều hơn chúng
tôi,
dưới cây Táo gai,
cây Táo thăng bằng bưng khay ngọc
trai:
điều gì đã đưa thầy đến đây
ai sẽ dạy thầy
quì xuống khóc
hai bàn tay vĩ đại siết chặt nhau
trong tất cả hiểu biết lớn lao
thầy sở hữu
không có điều gì thuộc về bản tính
linh hồn,
vốn bất tử:
tội nghiệp Thượng Đế buồn rầu,
vì không bao giờ có
hoặc không bao giờ mất.
CỎ DẠI. (*)
[Lời của cỏ dại
Những thứ gì
khi sinh vào đời không được đón
nhận
sẽ xem như rối loạn, bừa bãi –
Nếu các người quá sức ghét bỏ tôi
đừng bận tâm đặt tên làm gi:
các người có cần chăng
thêm một danh từ dơ trong ngôn
ngữ,
nói một cách khác
đổ tất cả lỗi lầm
vào thời còn bộ lạc
kể cả việc đặt tên -
như chúng ta đều biết,
nếu tôn thờ một Chúa
chỉ cần một kẻ thù (**) –
Tôi không phải là kẻ thù.
Chỉ là một thủ thuật để các người
không chú ý (***)
những gì đang xảy ra ngay đây
trong vườn này,
như một điển hình nhỏ của thất
bại.
Hầu như mỗi ngày
đều có một bông hoa đẹp tàn héo
các người không thể nghỉ ngơi
cho đến khi tìm thấy nguyên nhân,
nghĩa là bất cứ điều gì còn lại,
bất cứ điều gì xảy đến
để giúp hoa tươi tốt hơn
lòng đam mê cá nhân –
Điều đó không có nghĩa
sẽ tồn tại mãi mãi trong thế giới
thực tế.
Nhưng tại sao phải thừa nhận
khi các người có thể tiếp tục
làm những gì các người vẫn làm,
than khóc và đổ lỗi,
luôn luôn đi đôi với nhau.
Tôi không cần các người khen
thưởng
để sống sót.
Tôi đến đây trước các người,
trước khi có khu vườn.
Và tôi sẽ ở lại đây
cho đến khi chỉ còn mặt trời và
mặt trăng luân chuyển,
biển và đồng hoang mênh mông.
Tôi sẽ chiếm giữ vùng đất
này.
(*) Witchgrass là một loại cỏ dại mọc thành bụi rậm trong mùa
hè. Có hoa nở trên đỉnh từ cánh lá hẹp và dài. Có khả năng mọc cao khoảng 30
inches. Witchgrass chưa có tên trong tiếng Việt. Chữ Witch có nghĩa phù thủy.
Có thể gọi là “cỏ Phù thủy” chăng?
(**) Nếu các người tôn thờ một Chúa / các người chỉ cần
một kẻ thù. Câu này tối nghĩa. Tôi không nối kết được thi cảnh của tứ thơ vào
toàn bài.
(***) Chỉ là một mưu mẹo để phớt
lờ.
HOA HUỆ CỦA JACOB.
[Lời của hoa Lan chuông.]
Bị mắc kẹt trên mặt đất,
phải chăng các người cũng muốn lên
thiên đàng?
Tôi sống trong khu vườn của một
phụ nữ.
Thưa bà, xin bà thứ lỗi;
đợi chờ làm tôi phai nhạt lòng
biết ơn.
Tôi không phải những gì bà mong
muốn.
Nhưng dường như đàn ông và đàn bà
khao khát nhau,
tôi cũng khao khát kiến thức thiên
thai –
và bây giờ nỗi sầu khổ,
[là] một cọng cây trần trụi
vươn lên cửa sổ hiên nhà.
Đến đỉnh cây, thấy gì?
Một hoa nhỏ màu xanh như ngôi sao.
Không bao giờ rời thế giới!
Đây phải chăng là ý nghĩa của nước
mắt?
(*) Ladder: Tên của loài hoa thuôc
dòng hoa Linh Lan (còn gọi là hoa Huệ). Vì dùng để trang trí trên các bệ bàn
thờ nên được gọi là Ladder to Heaven (thang bắt lên thiên đàng.) Những bông hoa
hình chuông nhỏ mọc từ cuốn mọc lên đều đặn như những bậc thang.
KINH SÁNG.
Cha có muốn biết con dùng thời giờ
làm gì không?
Con đi dạo trước sân,
giả vờ như đang dọn cỏ.
Chắc cha biết con chưa bao giờ làm
việc này,
quì xuống, nhổ từng chùm Ba lá từ
luống hoa:
thật ra, con đang tìm thêm can
đảm,
tìm vài bằng cớ đời con sẽ đổi
thay,
cho dù tốn nhiều thời gian,
kiểm soát từng chùm cỏ
tìm chiếc lá tượng trưng, (*)
và mùa hè sắp chấm dứt,
lá xanh đã thay màu,
thông thường những cây yếu sẽ chết
trước,
hấp hối bật rực rỡ màu vàng,
trong lúc vài con chim đen trình
tấu
điệu nhạc giờ giới nghiêm.
Cha có muốn xem bàn tay của con?
Bây giờ trống trơn như dấu hiệu
ban đầu. (**)
Hoặc từ thuở nào vẫn là quan điểm
đời đổi thay không dấu hiệu báo
tin?
(*) Cách bói lá.
(**) Bói chỉ tay.
KINH SÁNG.
Cha nghĩ gì về trái tim con
sao phải gây cho nó khổ đau nhiều
lần
như một chuyên gia trồng trọt thử
nghiệm
những loại cây mới?
Xin cha thực tập trên những thứ
khác:
làm sao con có thể sống trong các
thuộc địa,
nơi cha chỉ định,
nếu cha áp đặt sự buồn phiền cách
ly,
ngăn chia con với đồng loại lành
mạnh:
Cha không thể làm như vậy trong
khu vườn này,
như tách rời một hoa Hồng bệnh hoạn;
để nó phất phơ gần gũi những lá
nhiễm trùng
vào các cánh hoa khác,
và đám bọ nhỏ nhảy từ cây này sang
cây kia,
một lần nữa xác định
con là sinh vật thấp hèn nhất của
cha,
sắp sau loài bọ sinh sôi đông đảo
và sau cả hoa Hồng –
Cha ơi, với tư cách đại lý của cô
đơn,
tối thiểu cha xoa dịu cho con mặc
cảm tội lỗi;
xóa bỏ những dấu thánh (*) tạo nên
biệt lập;
ngoại trừ đây là ý cha muốn
cho con tái diễn như vậy suốt đời,
như đã lầm lỡ xảy ra cả một thời
thơ ấu,
hoặc nếu không phải như thế,
thì dưới trái tim yếu đuối của mẹ
con,
hoặc nếu không phải như thế,
thì trong giấc mơ,
từ thuở ban đầu con người sẽ không
bao giờ chết.
(*) Stigma: Theo truyền thống của Thiên Chúa giáo, đây là các
dấu vết tương ứng với các vết thương trên cơ thể của Chúa Giê-Su khi bị đóng
đinh. Những ai có dấu vết tương tựa được xem như người Chúa tuyển chọn. Thi sĩ
ngụ ý sự tách rời và cô lập những người theo đạo ra khỏi nhân loại.
CA KHÚC.
Như trái tim được chăm sóc,
hoa Hồng dại
đỏ màu máu tươi
bắt đầu nở trên cành thấp nhất,
được che bởi bóng mát
từ bụi cây rậm rạp:
hoa Hồng trong tối tăm
như trái tim trên nền đen cố định,
trong khi những hoa nở trên cao
mau héo hoặc chóng tàn;
hoa trong tối sống sót
đơn thuần nhờ hoàn cảnh
làm màu hoa đậm thêm.
Nhưng John không đồng ý,
anh nghĩ
nếu đây không phải là bài thơ
chỉ là khu vườn thật,
như thế hoa Hồng đỏ
không cần phải giống một thứ gì,
không phải phấn hoa
cũng không phải trái tim trong
bóng tối,
mọc trên mặt đất
tự thúc đẩy hoa
một nửa đỏ màu nâu hạt dẻ
một nửa đỏ màu thắm quả gấc.
HOA ĐỒNG NỘI.
[Lời của hoa ở đồng quê.]
Các người đang nói gì?
Muốn đời sống vĩnh cửu?
Thật ra các người có bị ép buộc
suy nghĩ như vậy không?
Dĩ nhiên,
đừng nhìn chúng tôi, đừng nghe
chúng tôi,
da các người đang rám nắng,
dính phấn hoa Mao lương vàng:
tôi đang nói với các người,
các người nhìn chằm chặp [tìm
kiếm] qua các cành cỏ cao
làm bàng hoàng câu chuyện huyên
náo ngắn ngủi (*) -
Ôi, linh hồn! linh hồn!
đã đủ chưa nếu chỉ nhìn nội tâm?
Xem thường con người là một
chuyện,
nhưng tại sao xem thường tâm sự
(**) của cánh đồng,
ánh mắt chăm chú vượt khỏi ngọn
Mao lương dại
các người nhìn nơi nào?
Ý tưởng lệch lạc về thiên đàng:
bất biến.
Tốt đẹp hơn trần gian?
Làm sao các người biết,
khi không ở nơi này cũng không ở
nơi kia,
chỉ đứng giữa chúng tôi?
(*) “I’am talking to you, you staring through bars of high
grass shaking your little rattle,” (Tôi đang nói với các người....câu chuyện
huyên náo ngắn ngủi,) câu thơ này tôi không chắc đã hiểu rõ ý tác giả vì không
thể tự thấy thi cảnh một cách tự tin. Bạn đọc cứ tùy nghi giải mã trong bản Anh
ngữ bên dưới.
(**) Expansive: Thố lộ tâm tình.
CÂY ANH TÚC ĐỎ.
[Lời của cây Anh túc.]
Điều kỳ diệu
là không có
trí tuệ.
Tình cảm:
Ô, tôi có;
nó điều khiển tôi.
Tôi có chúa trên thiên đàng
là mặt trời,
tôi nở hoa vì chúa,
hiến dâng con tim đang bừng lửa,
lửa như chúa trời hiện thân.
Hạnh phúc có thể là gì
nếu không phải con tim?
Ô, các anh chị em,
thuở xa xưa, đã có lần,
phải chăng các người đã từng giống
tôi,
trước khi được làm nhân loại?
Phải chăng các người
đã tự nguyện
hiến thân ít nhất một lần,
rồi không bao giờ
dâng hiến lần nữa?
Nhân danh sự thật
tôi phê phán
cách sống của các người hiện nay.
Tôi nói vì tôi đang héo úa.
CỎ BA LÁ. (*)
[Lời của cỏ Ba lá.]
Điều gì giúp chúng tôi mọc rải rác
nhiều nơi,
các người cho là hiện tượng may
mắn
mặc dù như vậy,
chúng tôi,
chỉ một loại cỏ dại,
cần nhổ tận gốc -
có lý do nào
các người lưu giữ
một tua dây leo
của thứ cỏ mà các người muốn tiêu
diệt?
Bất kỳ nơi nào
nếu chúng tôi hiện diện
lớn mạnh quá nhiều,
sẽ không được sinh sôi nảy nở,
phải chăng vì dịch vụ giữ vườn
sạch sẽ?
Các người nên tự hỏi mình
những câu hỏi như vậy,
đừng hỏi chúng tôi, những nạn
nhân.
Các người nên biết
khi đứng giữa chúng tôi mà tự đắc
huênh hoang
tôi nghe ra hai cách nói,
một từ thâm tâm các người,
hai từ hành động bàn tay nhổ cỏ.
KINH SÁNG.
Không chỉ đơn thuần mặt trời
mà chính trái đất cũng chiếu sáng,
lửa trắng bốc lên từ dãy núi nổi
bật
và con đường phẳng lung linh buổi
sớm mai:
Có phải chỉ dành riêng cho chúng
con
để thúc đẩy sự trả ơn?
hoặc do cha khuấy động,
bất lực không làm chủ bản thân
trước trái đất hiện hữu?-
Con xấu hổ
vì những điều đã nghĩ,
cha tránh xa chúng con,
dùng chúng con vào cuộc thử
nghiệm:
thật là cay đắng khi trở thành
động vật thí thân,
thật là chua chát.
Thân hữu quí mến,
Bạn đời thân ái,
phải chăng điều làm cha kinh ngạc
nhất
nằm trong cảm nghĩ cha chọn lựa,
giữa sự lộng lẫy của trần gian và
điều làm cha hài lòng?
Đối với con,
luôn luôn niềm vui chính là sự
kinh ngạc.
TRỜI VÀ ĐẤT.
Nơi đất chấm dứt, trời bắt đầu.
Nơi đất bắt đầu, trời chấm dứt.
Viền lên ranh giới, một dải xanh
lam;
bên dưới, một dải xanh lá cây và
vàng,
rồi xanh lá cây và hồng đậm.
John đứng ở đường chân trời:
muốn đất trời cùng một lúc,
muốn tất cả trong một lần.
Ở hai cực dễ thấy dễ hiểu.
Ở chính giữa bối rối mơ hồ.
Giữa mùa hè - chuyện gì cũng có
thể xảy ra.
Nghĩa là: đời sống không bao giờ
chấm dứt.
Làm sao tôi có thể để chồng
đứng giữa vườn mơ mộng
những điều như vậy,
tay anh cầm bừa cào, ra vẻ đắc
thắng
chuẩn bị tuyên bố điều khám phá
này
như lửa từ mặt trời mùa hè
thực sự bị hoàn toàn trì hoãn
bởi những cây Phong cháy lá
mọc ven rào khu vườn.
NGƯỠNG CỬA.
[Lời của ngưỡng cửa.]
Tôi muốn ở đây như vẫn từng ở đây
cho dù thế giới chưa bao giờ yên
tĩnh,
không phải giữa mùa hè mà trước đó
khi bông hoa đầu tiên thành hình,
trong khoảnh khắc như vậy [ngưng
đọng]
không có gì trở thành quá khứ -
không phải giữa mùa hè, say xỉn,
chỉ là cuối mùa xuân,
cỏ mọc chưa cao dọc theo hàng rào,
nụ hoa Uất kim hương vừa chớm nở –
Như một đứa trẻ lai vãng nơi
ngưỡng cửa,
theo dõi người ta,
những người đi trước,
tay chân thủ thế,
đề phòng thất bại của kẻ khác,
đám đông bước ngập ngừng
đứa trẻ với lòng tin mãnh liệt
về sức mạnh sắp xảy ra
chuẩn bị phá tan sự nhu nhược,
không chịu thua kẻ bất tài,
ngay lập tức thời gian trước khi
hoa nở,
thời kỳ của chủ quyền
trước khi tặng phẩm xuất hiện,
trước khi sở hữu.
(*) Hai đoạn cuối trong bài thơ cần được điều chỉnh, khi đứa
trẻ xuất hiện như một ẩn dụ khó hiểu. Tôi không nắm bắt được ý tác giả về dân
chúng đối đầu với quyền lực hoặc trên bình diện lớn hơn: tranh chấp thuộc địa,
hoặc đây là sự phản kháng của con người
đối với siêu nhiên, hoặc cả ba đều không phải. Cái ngưỡng cửa phải chăng là
chứng nhân của thời đại?
Tôi không tưởng tượng được thi cảnh của đoạn thơ này, thành
thử mù mờ. Mà không tưởng tượng được vì không hiểu rõ.
GIỮA MÙA HÈ.
[Lời của mùa hè.]
Làm sao tôi có thể giúp các người
khi các người muốn nhiều thứ khác
biệt -
vừa ánh nắng vừa bóng mát,
vừa âm u ẩm ướt vừa nóng nực khô
khan –
Hãy lắng nghe chính bản thân, đang
mâu thuẫn -
Rồi các người tự hỏi
vì sao tôi thất vọng về các người,
các người nghĩ rằng
có điều gì kết hợp các người thành
một khối –
không gian tĩnh lặng giữa mùa hè
rối loạn bởi ngàn tiếng nói
mỗi người mỗi kêu gào
có người cần thiết, có người khẩn
thiết
rồi vì ích lợi
liên tục bóp cổ nhau
công khai giữa đời sống - (*)
Để làm gì?
Giành giựt không gian và không
khí?
Giành đặc quyền đơn phương làm
người
dưới mắt thiên đàng?
Các người không được sắp đặt để
trở thành duy nhất.
Chỉ là hóa thân đa dạng của tôi,
không như những gì các người đã
biết, đã thấy
khi tìm trong bầu trời tươi sáng
trên cánh đồng,
linh hồn vốn phiêu bồng
nay bị cố định như thiên văn kính
nhìn phóng đại bản thân –
Tại sao tôi phải tạo ra các người
khi tôi chỉ muốn giới hạn mình
trong ký hiệu hoàng đạo,,
tinh tú, lửa và đam mê?
(*) in the open field: Trong cánh
đồng trống. Trong phạm vi công khai. Trong đời sống rộng rãi.
KINH CHIỀU.
Có một thời tin tưởng vào cha; con
trồng cây Sung.
Nơi đây, tại Vermont,
tiểu bang không có mùa hè.
Như một thử thách: nếu cây này có
thể sống,
nghĩa là cha có thật.
Theo lý luận này, cha không hiện
hữu.
Hoặc chỉ sinh tồn những nơi khí
hậu ấm áp hơn,
như Sicily hâm hấp, Mexico hoặc
California,
nơi trồng cây Mơ khác thường và
cây Đào mảnh dẻ.
Có lẽ, họ trông thấy mặt cha ở
Sicily,
nơi đây, chúng con hầu như chưa hề
thấy
gấu quần của cha.
Con phải tự tập kỷ luật
để có thể chia sẻ cà chua với John
và Noah.
Nếu có công lý ở thế giới nào
khác,
những ai như con, bản tính bắt
sống đời kiêng khem,
nên nhận phần lớn nhất của mọi
thứ,
mọi vật thể của đói khát, sân si
ca ngợi cha.
Không ai ca tụng cha nhiệt tình
hơn con,
với ao ước giảm bớt đau khổ,
hoặc xứng đáng hơn,
được ngồi bên tay phải cạnh cha,
nếu công lý có thật, (*)
sẽ can dự [chận đứng] sự héo tàn,
cây Sung sẽ không chết,
không cần dời qua nơi khác.(**)
(*) Nếu việc này xảy ra.
(**) Nơi có khí hậu phù hợp cho
cây Sung được sống.
KINH CHIỀU.
Sự vắng mặt của cha lâu ngày,
cho phép con sử dụng mặt đất,
cha dự tính sẽ thâu lợi từ cuộc
đầu tư.
Con phải báo cáo việc này đã thất
bại,
về căn bản liên quan đến cây cà
chua.
Con nghĩ mình được khuyến khích để
trồng cà.
Nếu con là cha,
sẽ giữ lại những cơn mưa lớn,
những đêm giá lạnh nhiều lần qua
đây,
trong khi những vùng khác được 12
tuần hè nắng ấm.
Tất cả các việc này thuộc về cha:
mặt khác, con gieo hạt,
theo dõi chồi non
khởi đầu như chấp cánh mọc xé đất,
rồi tim con sầu bi bởi bệnh Nấm
sương,
những đốm đen lan tràn nhanh
chóng.
Con nghi ngờ nếu cha có trái tim,
nói theo thuật ngữ mà chúng con
được biết.
Cha không phân biệt giữa chết và
sống,
vậy thì ai là người không bị ảnh
hưởng
bởi những điềm báo trước quá mơ
hồ,
cha có thể không biết
chúng con chịu đựng nhiều khổ tâm,
chiếc lá bị đốm,
đám lá Phong đỏ rụng rơi
dù chỉ mới tháng Tám,
rồi bóng tối đến sớm:
con phải chịu trách nhiệm cho
những dây cà.
KINH CHIỀU.
Nhiều hơn cha yêu con,
rất có thể, cha yêu thú vật trong
đồng hoang,
thậm chí, có thể chỉ yêu cánh
đồng,
tháng Tám rau Diếp dại và hoa Cúc
mọc từng khóm:
Con hiểu.
Tự so sánh bản thân với bông hoa,
tình cảm của chúng nhỏ nhoi không
cò vấn nạn,
ngoài ra đối với cừu trắng, thật
ra màu xám lợt:
Con thích hợp là kẻ duy nhất ca
ngợi cha.
Vật thì tại sao phải giày vò con?
Con tìm hiểu cây Cúc Bé vàng, cây
Mao lương
để bảo vệ cho đàn gia súc không bị
trúng độc:
Phải chăng đau khổ là món quà
cho con ý thức cần phải có cha,
dường như, cần có cha để tôn thờ,
hoặc cha đã bỏ rơi con vì thích
đồng cỏ,
những cừu non khắc kỷ (*)
đổi thành màu bạc trong hoàng hôn
những đợt sóng Cúc dại và rau Diếp
sáng xanh nhạt và xanh đậm,
vì cha đã biết
bề ngoài y phục (**) của cha như
thế nào.
(*) Cụm từ khắc kỷ đi với cừu non
có lẽ ngụ ý những người sống theo kỷ luật đạo giáo, thường được ẩn dụ trong
“con chiên.”
(**) Raiment: ý phục, áo quần. Ngụ
ý bề mặt bên ngoài của Thượng Đế.
HOA CÚC.
[Lời của hoa Cúc.]
Nói đi: nói những gì các người
đang nghĩ.
Khu vườn không phải là thế giới
thật.
Máy móc mới là thế giới chính.
Hãy thành thật nói thẳng vào mặt
những gì bất kỳ kẻ ngu nào cũng
hiểu:
xa lánh chúng tôi là điều hợp lý,
để chống lại nỗi nhớ thương.
Không có gì hiện đại:
trong âm thanh gió khuấy động cánh
đồng hoa Cúc:
nó không làm cho trí tuệ sáng
bừng.
Nhưng trí tuệ muốn được sáng ngời,
rõ rệt,
như máy móc sáng trưng,
mà không cần phát triển chiều sâu,
chẳng hạn, như rễ cây.
Thật rất cảm kích
khi thấy các người thận trọng
tiến vào ranh giới cánh đồng
vào sáng sớm,
khi không có ai trông thấy các
người.
Càng đứng lại lâu ở ranh giới
hình như các người càng bồn chồn.
Không ai muốn nghe cảm tưởng của
thế giới thiên nhiên:
các người sẽ bị cười chê một lần
nữa,
sẽ bị khinh bỉ phủ lên.
Còn những gì các người thật sự
nghe được sáng nay:
Hãy suy nghĩ kỹ trước khi kể lại
cho người khác biết
ai nói và những gì đã nghe từ cánh
đồng.
CUỐI MÙA HÈ.
[Lời của mùa hè.]
Sau khi mọi chuyện đã xảy ra cho
tôi,
“hư không” (*) xuất hiện.
Ý thích nào cũng có giới hạn,
tôi có hình hài riêng –
Về mặt này tôi không giống các
người,
không được giải thoát vào thân thể
khác,
Tôi không cần
lớp vỏ bên ngoài che chở -
Để quảng cáo
những sáng tạo từ cảm hứng kém cỏi
của tôi,
các người là trò giải trí, cuối
cùng, chỉ là phù du; (*)
sau hết, các người giống tôi quá
ít
khó làm tôi hài lòng.
Rồi các người cương quyết –
muốn trả hết khi qua đời,
tất cả trả một phần cho cát bụi,
phần khác làm quà lưu niệm,
như đã có lần được thưởng vì công
lao,
người viết được trả bằng tiền bạc,
người chăn chiên được trả bằng lúa
mạch,
kể cả trái đất sẽ không trường
tồn,
huống chi ít nhiều vật chất phù
vân.
Nếu các người mở mắt ra
sẽ thấy tôi,
sẽ thấy hư vô của thiên đàng
phản chiếu trên địa cầu,
đất đai lại bị bỏ trống,
không còn đời sống,
tuyết phủ đầy –
Rồi ánh sáng tinh nguyên
không còn ngụy trang dưới dạng vật
chất.
(*) Void: Trống trải. Không có gì.
(**) Curtailment: Rút ngắn. Cắt
giảm.
KINH CHIỀU.
Con không còn tự hỏi cha đang ở
đâu.
Đang ở trong vườn; đang ở với
John,
giữa đất cát, lơ đãng, cầm cái
xẻng xanh.
Đây là cách anh ấy làm vườn:
mười lăm phút nỗ lực làm hết sức,
mười lăm phút trầm tư sững sờ.
Đôi khi con ở cạnh bên làm chung
một số việc,