Saturday, November 20, 2021

2203. MẸ TÔI, BÀ CHÂU PHI KỲ CỤC Truyện ngắn của nhà văn Nigeria CHIMAMANDA NGOZI ADICHIE



Chimamanda Ngozi Adichie

(1977 -  )

Nhà văn Nigeria viết tiểu thuyết, truyện ngắn và luận văn.

Sinh sống tại bang Connecticut.

Được giới hâm mộ văn chương trẻ ở Châu phi yêu thích.

Giải: MacArthur Genius Grant năm 2008.

Tác phẩm:

Purple Hibiscus (2003), Half of a Yellow Sun (2006), and Americanah (2013), the short story collection The Thing Around Your Neck (2009),

We Should All Be Feminists (2014). A Feminist Manifesto in Fifteen Suggestions (2017), Zikora (2020) and Notes on Grief (2021).


Chimamanda Ngozi Adichie


Mẹ Tôi Bà Châu Phi Kỳ Cục

 

Tôi rất ghét giọng nói lai. Bực mình khi người ta yêu cầu lập tôi lại những gì đã nói, đôi khi, tôi có thể nghe ra họ đang cười trong bụng vì tôi không phải là người Mỹ. Bây giờ tôi trả lời bằng tiếng Anh với Cha tôi nói tiếng Ibo. Tôi cũng sẽ nói với mẹ tôi như vậy, nhưng có lẽ bà chưa chấp thuận.

Khi người ta hỏi tôi từ đâu đến, mẹ muốn tôi nói   Nigeria. Lần đầu tiên tôi trả lời, Philadelphia, bà sửa lại, “Nói Nigeria.” Lần thứ hai, bá tát vào sau đầu tôi, rồi hỏi bằng tiếng Ibo: “Trí óc mày bị sao vậy?”

Lúc đó, tôi bắt đầu đi học. Tôi nói với mẹ, người Mỹ không nghĩ như vậy. Mình đến từ nơi mình sinh ra, hoặc nơi mình đang ở, hoặc nơi nào mình có ý định sinh sống lâu dài. Ví dụ như Cathy. Nó đến từ Chicago vì nó sinh ra ở đó. Em nó đến từ đây vì sinh ra trong bệnh viện Jefferson. Nhưng ba của nó sinh ở Atlanta, bây giờ ở đây, ông đến từ Philadelphia.

Người Mỹ không quan tâm đến những thứ không hợp lý, như đến từ ngôi làng của tổ tiên, nơi các ông tổ sở hữu đất đai, nơi có thể truy tầm dòng dõi từ hàng trăm năm về trước. Nếu tìm kiếm được dòng dõi của mình, rồi sao nữa?

Tôi vẫn tiếp tục trả lời, đến từ Philadelphia khi không có mẹ bên cạnh. (Chỉ nói Nigeria khi ai đó nhận xét gì về giọng lai của tôi, nhưng tiếp theo, tôi luôn luôn nói thêm, tôi đang sống ở Philadelphia với gia đình.)

Khi mẹ tôi vắng mặt, tôi tự xưng mình là Lin. Mẹ thích lập đi lập lại, Ralindu trong tiếng Ibo là một tên rất đẹp, rất có ý nghĩa, đối với bà, tên này là Chọn Lựa Đời Sống, cho những gì bà đã phải trải qua, vì các anh trai của tôi đã chết khi còn sơ sinh. Xin lỗi, xin đừng hiểu lầm ý tôi, nhưng cái tên Ralindu có phát âm khó chấp nhận, nhất là, bây giờ, tôi và Matt đang thân nhau.

Khi bạn bè gọi điện thoại, mẹ lên giọng, “Lin?” trong một thoáng như thể bà không biết là ai. Họ nghĩ rằng, bà chưa ở đây được ba năm vì những hành động của bà, (đôi khi, tôi nói sáu năm.)

Bà vẫn thích kết thúc  những quan sát với câu nói “Mỹ mà!” Như tại tiệm ăn, ‘nhìn xem họ đang lãng phí bao nhiêu là thức ăn, Mỹ mà!’ Hoặc tại các cửa hàng, ‘xem đi, họ đã giảm giá biết bao nhiêu so với tuần trước, Mỹ mà!’

Mặc dù như vậy, bây giờ đã đỡ hơn nhiều. Bà không còn kinh hoảng, run sợ, mỗi khi tin tức báo cáo những án mạng. Không còn phải nhìn tờ giấy với những chỉ dẫn của cha khi lái xe đến tiệm tạp hóa hoặc các trung tâm thương mại. Tuy bà vẫn cất kỹ những tờ hướng dẫn này trong ngăn đựng găng tay. Vẫn ôm chặt bánh lái. Thường xuyên liếc nhìn kính chiếu hậu tìm xe cảnh sát. Tôi phải giải thích, mẹ ơi, cảnh sát Mỹ không tự nhiên bắt người lái ngừng lại. Phải có điều gì sai lầm như chạy quá nhanh.

Phải thừa nhận, khi mới đến đây, tôi cũng rất sợ. Nhìn ngôi nhà, tôi hiểu tại sao cha không muốn mang chúng tôi sang ngay sau khi ông kết thúc thời hạn cư trú, tại sao ông chọn làm việc trong ba năm, một công việc bình thường và những việc làm thêm. Tôi thích bước ra ngoài, chỉ để quan sát ngôi nhà, vẻ sang trọng của bề mặt vách tường đá. Bãi cỏ uốn cong bao bọc như một tấm chăn nhuộm màu xoài chưa chín. Bên trong, những bậc thang uốn lượn trong hành lang, có lan can bóng loáng, lò sưởi lót đá cẩm thạch xinh đẹp, khiến tôi có cảm giác như đang ở phim trường ngoại quốc. Thậm chí, thích luôn cả tiếng lốc cốc khi đi giày chạm vào sàn gỗ, không giống như nền xi măng lịch bịch ở quê nhà. Giờ đây, tiếng sàn gỗ làm tôi khó chịu, tôi ở dưới tầng hầm, khi cha mời một số đồng nghiệp ở bệnh viện đến chơi. Ông không còn hỏi mẹ làm một ít thức ăn cho khách, ông đã đặt những khay trái cây và pho-mát, mang đến tận nhà. Cha mẹ tôi đã từng cãi nhau vì vậy. Ông nói, người da trắng không quan tâm đến các món moi-moi, chin-chin mà mẹ đã làm. Bà trả lời bằng tiếng Ibo, rằng rất hãnh diện về ông và nên cho họ thử trước, xem có thích hay không. Bây giờ, họ cãi nhau về cách cư xử của mẹ trong những buổi họp mặt. Cha nói với mẹ,

“Em nên trò chuyện với họ nhiều hơn, tạo cho họ cảm tưởng được chào đón thân mật. Đừng nói với anh bằng tiếng Ibo trước mặt khách.”

Mẹ rít lên, “Thế nào, em không nói được tiếng của mình trong nhà riêng hả? Nói cho em biết, họ có thay đổi hành vi khi mình đến nhà họ không?”

Cha mẹ tôi không thực sự đấu đá nhau như cha mẹ của Cathy, họ thường kết thúc bằng nhiều ly thủy tinh đập vỡ. Cathy phải dọn dẹp trước khi đi học để đứa em gái không nhìn thấy. Mẹ tôi vẫn thức dậy sớm, trải sẵn áo trên giường cho cha, dọn ăn sáng, chuẩn bị thức ăn trưa cho vào hộp.

Cha biết nấu ăn khi ở một mình, ông đã sống độc thân ở Mỹ gần bảy năm, nhưng bây giờ, đột nhiên ông không nấu nữa. Ngay cả, không muốn đậy nắp nồi. Mẹ tỏ vẻ hoảng hốt khi cha đến gần bếp.

Em nấu Chika ngon lắm.” Cha nói bằng tiếng Ibo sau mỗi bữa ăn. Mẹ mỉm cười. Tôi biết mẹ đang tính toán sẽ nấu món súp gì tiếp theo, dùng rau cải nào mới để nấu thử.

Tất cả món ăn của bà đều mang căn bản thực phẩm Nigeria, rồi bà thử nghiệm, học hỏi ứng biến với những thứ không bán trong các cửa hàng châu phi. Khoai nướng kiểu Ede. Rau chân vịt kiểu Ugu. Kể cả tìm ra cách làm cho ngũ cốc farina được luôn luôn giống như kiểu Fufu, trước khi cha chỉ bày cho bà cách đi đến các cửa hàng châu phi, nơi bán bột sắn. Bà không còn từ chối mua pizza và khoai tây chiên đông lạnh, nhưng cằn nhằn khi thấy tôi ăn, vẫn than thở, thức ăn tồi tệ như vậy mà bán kiểu hút máu. Mỗi ngày, bá nấu một loại súp mới, hầu hết mỗi ngày, bắt tôi phải ăn. Bà theo dõi tôi vo nặn những viên fufu tròn một cách miễn cưỡng, rồi nhúng vào nồi súp đặc sệt. Kể cả việc bà quan sát cổ họng khi tôi nuốt, xem những viên banh tụt xuống và nằm im trong bao tử.

Bà rất thích khi những người khách, tôi gọi là khách “ngẫu hứng”, tìm đến nnhà. Họ luôn luôn say mê cách nấu nướng của bà.  Họ luôn luôn là dân Nigeria, mới vừa sang Mỹ. Họ mở sách điện thoại, tìm tên người Nigeria. Những người Ibo nói với cha,  cảm giác sảng khoái như thế nào  khi nhìn thấy tên Eze, tên trong tiếng Ibo, sau những dòng tên Yoruba Adebisis và Ademolas.  Nhưng dĩ nhiên, họ thêm thắt trong khi ngấu nghiến những trái chuối chiên, ở Mỹ, tất cả dân Nigeria đều là anh em bà con.

Khi mẹ bắt tôi đi ra chào hỏi họ, tôi nói tiếng Anh đối lại với tiếng Ibo của khách, nghĩ rằng họ không nên đến đây, họ có mặt trong nhà chỉ vì lỗi của chúng tôi là người Nigeria. Thông thường họ ở lại một số ngày cho đến khi tìm ra cách sống nào khác. Cha tôi rất quyết tâm về sự giúp đỡ này. Cho đến khi họ rời khỏi nhà, tôi không bao giờ nói chuyện bằng tiếng Ibo.

Cathy thích đến gặp họ. Cô bị họ mê hoặc bởi nghe kể chuyện và tìm hiểu về đời sống ở Nigeria. Những người khách thích kể lể về tình trạng làm nạn nhân. Họ phải chịu đựng như thế nào dưới bàn tay những người lính, ông chủ, người chồng và gia đình chồng. Cathy có nhiều thiện cảm đối với họ. Có lần, cô đã đưa ba tờ lý lịch xin việc làm cho mẹ cô, để gửi đến những người có thể mướn dân Nigeria. Cathy rất tử tế. Là bạn duy nhất có thể tâm sự, nhưng đôi khi, cô không cần phải tốn quá nhiều thời giờ với những khách “ngẫu nhiên” vì cô bắt đầu nói giống mẹ tôi, tuy không lên giọng dạy dỗ, khi nói. Cô nhắc nhở, tôi nên tự hào về giọng nói lai và quê hương của mình. Tôi trả lời, đúng rồi, tôi rất tự hào về quê hương Hoa Kỳ, dù vẫn trong tình trạng thẻ xanh.

Cô cũng bàn về Matt. Nói, tôi không cần cố gắng quá đáng để trở thành người Mỹ. Nếu anh ta thật lòng, sẽ thích tôi cho dù thế nào, (bởi vì tôi thường bắt cô phát âm những từ ngữ cho tôi luyện tập và chuyển âm lên xuống cho giống giọng Mỹ. Ước gì Nigeria không phải thuộc địa của Anh, thật khó bỏ thói quen cách họ nhấn dấu sai âm tiết.) Tôi đã từng thấy Matt cười nhạo cậu bé Ấn Độ với cái tên không ai có thể đọc được. Giọng nói lai tội nghiệp của cậu quá lệch, đến nỗi không thể tự đọc rõ tên mình. Ít nhất tôi cũng khá hơn một người. Matt không biết tên Ralindu. Anh biết cha mẹ tôi đến từ châu phi và nghĩ rằng châu phi là một quốc gia, chỉ vậy thôi.

Chiếc đinh tán bông tai lấp lánh anh đeo bên tai trái đã gây ấn tượng cho tôi ngay từ đầu. Bây giờ, tất cả mọi thứ về anh đều gây chú ý, ngay cả cánh anh đi đứng, bước như ném chân ra trước thân mình.

Mất một thời gian trước khi Matt để ý đến tôi. Cathy giúp đỡ bằng cách mạnh dạn bước đến gần anh ta và để nghị anh ngồi chung với chúng tôi trong một buổi ăn trưa. Có hôm, cô hỏi, “Lin hấp dẫn lắm phải không?” Anh ta trả lời, đúng. Mặc dù cô không thích Matt, Nhưng tôi và Cathy không thích những thứ giống nhau. Đó là lý do tình bạn của chúng tôi bền vững.

Mẹ từng thận trọng về Cathy. Bà nói: “Ngwa, đừng ở lại nhà họ quá lâu. Đừng ăn ở đó. Họ có thể nghĩ mình không có đồ ăn.” Bà thực sự nghĩ rằng, người Mỹ có những kẻ tâm thần khờ khạo như những người ở quê nhà. Tôi không thể đến nhà người  ta hoài trừ phi họ thăm viếng lại, nếu không, có vẻ như mình thiếu tử tế. Không thể ăn ở nhà người ta nhiều lần trừ phi mình mời họ ăn lại. Ôi, làm ơn đi!

Khoảng hai năm trước đây, mẹ bắt tôi phải ngừng đi thăm viếng trong một tháng hoặc lâu hơn. Đó là mùa hè đầu tiên ở nơi này. Trường học tổ chức một buổi tập hợp gia đình ăn uống ngoài trời. Cha phải trực bệnh viện. Chỉ có mẹ và tôi tham dự. Tôi tự hỏi, đôi mắt mẹ mở to như hai cái đĩa màu sậm, có thể nào không thấy người Mỹ mặc quần ngắn và áo thun trong mùa hè? Bà mặc áo dài vải cứng, màu xanh lam với cổ áo rộng màu trắng. Đứng chung với các bà mẹ khác. Tất cả bọn họ đều sang trọng trong chiếc quần ngắn và áo thun, lộ ra một phụ nữ không biết gì, ăn mặc quá nhiều vải cho buổi tiệc thịt nướng. Hầu hết thời giờ ăn uống, tôi cố lánh xa bà. Có nhiều bà mẹ da đen ở đó, như vậy, bất kỳ ai trong bọn họ đều có thể là mẹ tôi.  

Bữa ăn tối hôm đó, tôi nói với bà, “Mẹ của Cathy yêu cầu con gọi bà bằng tên Miriam.” Mẹ nhìn lên, ánh mắt tỏ ra nghi ngờ. TôI nóI, “Miriam, tên tộc của bà ấy.” Rồi nhanh chóng thêm vào, “Con nghĩ Cathy nên gọi mẹ là Chika.” Mẹ tiếp tục lặng lẽ nhai miếng thịt lớn trong chén súp. Sau đó, ngẩng lên. Đôi mắt đen láy nhìn dọc mặt bàn, ngôn ngữ Ibo bật ra. “Con có muốn bị tát rụng răng không? Từ khi nào bọn trẻ được phép gọi tên tộc của người lớn?” Tôi xin lỗi rồi nhìn xuống chú tâm vò nắn viên fufu, vì nếu nhìn thẳng vào mặt bà thường khiến bà tiếp tục nói những lời đe dọa.

Sau đó, tôi không thể đến chơi nhà Cathy trong một tháng, nhưng mẹ Cathy cho cô qua nhà tôi. Cathy và tôi cùng vào bếp với mẹ. Đôi khi, không có mặt tôi, cô nói chuyện với mẹ nhiều tiếng đồng hồ. Bây giờ Cathy không còn chào mẹ bằng tiếng “hi,” thay vào đó là good arfernoon, good morning vì mẹ nói, đó là cách trẻ con Nigeria chào hỏi người lớn. Ngoài ra, cô còn gọi mẹ là Mrs. Eze và nhận bà làm dì.

Cô nghĩ nhiều điều về mẹ rất tuyệt.  Như cách bà đi đứng. Rất vương tộc. Hoặc lối bà ăn nói. Rất du dương. (Thậm chí, mẹ không cố gắng nói một thứ gì theo lối người Mỹ. Chúa ơi, bà vẫn nói “giày ống” thay vì “thân cây.”)

Khi tôi có kinh, mẹ ôm tôi. Thật là ấm áp. Mẹ của Cathy chỉ nói rất đơn giản “ô”, rồi họ ra phố mua băng vệ sinh và quần lót. Hai năm về trước, khi mẹ ôm siết chặt vào lòng như thể tôi vừa thắng một cuộc đua lớn. Tôi không nghĩ đó là cử chỉ ấm áp. Chỉ muốn đẩy bà ra vì mùi chua như súp onubbu.

Mẹ nói đây là một ân sủng, một ngày nào đó tôi sẽ sinh con để cái. Trong lúc chờ đợi, tôi phải khép hai chân sát vào nhau để khỏi mang điều xấu hổ đến cho bà. Tôi biết bà sẽ gọi điện thoại về Nigeria, mách với các dì và má Nnukwu. Họ sẽ bàn về những đứa con mạnh mẽ mà một ngày nào tôi sẽ sinh ra và tôi tìm được một người chồng tốt.

o  O o

Hôm nay, Matt sẽ đến, chúng tôi đang viết bài chung với nhau. Mẹ đi đi lại lại trong nhà. Ở Nigeria, con gái kết bạn với con gái, con trai kết bạn với con trai. Khi con trai quen con gái, không phải chỉ là bạn, còn có điều gì khác hơn. Nói với mẹ, ở Mỹ thì khác, bà trả lời, biết rồi. Mẹ đặt một đĩa chin-chin mới chiên lên bàn ăn, nơi tôi và Matt sẽ cùng nhau viết bài. Khi bà đi lên lầu, tôi bưng đĩa chin-chin cất vào nhà bếp. Có thể tưởng tượng gương mặt của Matt khi anh ấy hỏi, cái quái gì đây? Mẹ đi xuống, mang đĩa chin-chin ra lại. Nói: “Đĩa này cho bạn con.”

Điện thoại kêu. Tôi cầu nguyện, xin cuộc trò chuyện kéo dài, giữ bà thật lâu. Chuông cửa vang lên, Matt đến, bông tai lấp lánh, mang theo tập giấy.

Chúng tôi học được một lúc, mẹ bước vào. Khi Matt nói, “hi”, bà chăm chú nhìn anh, im lặng, rối nói: “Cháu khỏe không?” Rồi bà hỏi bằng tiếng Ibo, viết bài đã gần xong chưa. Trước khi trả lời, tôi dừng một thời gian khá lâu để Matt không nghĩ rằng tôi hiểu tiếng Ibo rành rẽ. Mẹ đi lên lầu và đóng cửa phòng.

Một lúc sau, Matt nói, “Vào phòng em nghe CD.”  Phòng em bề bộn lắm.” Thay vì nói, mẹ sẽ không bao giờ cho con trai vào phòng. “Vậy thì đến ghế dài. Anh mệt rồi.” Chúng tôi ngồi trên ghế dài. Anh đặt một tay vào áo thun. Tôi giữ tay anh lại, “Chỉ ngoài áo thôi.”

Anh nói: “Thôi mà.” Hơi thở và lời nói đều gấp gáp. Tôi buông tay, bàn tay anh luồn vào trong áo, ôm lấy một bên vú còn trong nịt ny lông. Rồi, nhanh nhẹn, tay len ra sau lưng, mở móc nịt vú. Matt rất thông thạo. Chính tôi cũng không thể mở nịt vú bằng một tay nhanh như vậy. Bàn tay quay trở lại ôm lấy bầu vú trần. Tôi rên lên theo cảm khoái sung sướng. Tôi biết đó là chuyện phải làm. Trong các phim tình, ngay thời điểm này, gương mặt phụ nữ đê mê.

Bây giờ, anh ấy đã điên cuồng, giống như lên cơn sốt. Đẩy tôi ra, kéo áo lên, để nó quấn quanh cổ tôi, cởi phăng nịt vú. Bỗng nhiên, cảm thấy mát lạnh phần da thịt lộ liễu. Ẩm ướt ấm trên vú. Có lần, đọc sách, người đàn ông đã bú hết sữa, không để lại gì cho đứa bé. Matt đang bú như người đàn ông đó.

Chợt tôi nghe tiếng mở cửa. Túm lấy đầu Matt, kéo áo mình xuống chỉ khoảng một giây. Chiếc nịt vú, trắng đang hoảng hốt trên nền ghế da màu nâu lợt, hấp háy nhìn tôi. Nhét nó vào sau ghế dài khi mẹ tôi bước vào. 

Hỏi bằng tiếng Ibo, “Không phải đã đến giờ bạn con đi về sao?”

E ngại không dám nhìn Matt, sợ sẽ thấy sữa trên môi anh ta. “Bạn con chuẩn bị ra về.” Nói bằng tiếng Anh.

Mẹ vẫn đứng đó. Tôi nói với Matt: “Có lẽ anh nên đi về.” Anh đang đứng, sắp xếp lấy giấy tờ trên bàn. “Vâng. Chúc ngủ ngon.”

Mẹ đứng im lìm, nhìn hai chúng tôi.

“Anh ấy nói với mẹ, chúc mẹ ngủ ngon.”

Bà gật đầu, khoanh tay, nhìn đăm đăm. Bất thình lình, một tràng tiếng Ibo bùng nổ. Hỏi tôi có điên không sao để con trai ở lại lâu như vậy? Bà nghĩ, tôi phải có ý thức phẩm hạnh. Rồi hỏi tiếp, khi nào chúng tôi đã rời bàn ăn đến ghế dài? Tại sao ngồi gần sát nhau quá?

Matt lê bước ra cửa trong lúc mẹ đang nói. Dây trên giày thể thao chưa kịp cột theo bước chân anh phất phơ. “Hẹn gặp lại.” Anh nói khi bước ra cửa.

Mẹ tìm thấy cái nịt vú nhét sau ghế dài, bà nhìn nó đăm chiêu một lúc  rồi ra lệnh tôi về phòng. Chẳng bao lâu sau, bà bước vào, đôi môi mím chặt.

Yipu efe gi.” Bà nói cởi quần áo ra. Ngạc nhiên, nhìn bà, tôi từ từ cởi đồ. “Cởi ra hết,” Bà ra lệnh khi thấy tôi còn mặc quần lót. “Ngồi lên giường, mở rộng hai chân.”

Nghe tim mình đập loạn xạ. Ngồi ngay ngắn trên giường. dang hai chân như đại bàng giăng cánh.

Mẹ đến gần, quỳ xuống trước mặt, tôi thấy bà đang cầm một cái gì. Ose Nsukka, một trái ớt xoắn rất cay mà má Nhukwu đã phơi khô, gửi từ Nigeria, đựng trong chiếc chai nhỏ, trước đó dùng chứa cà ri hoặc xạ hương. “Đừng. Mẹ ơi!”

“Mày thấy trái ớt này không? Thấy rõ chưa? Đây là cách đối phó với những đứa con gái lang chạ, không dùng đầu suy nghĩ mà dùng cái kẻ giữa hai chân.”

Bà đưa trái ớt đến gần sát, tôi sợ hãi, bật đái ngay lúc đó, cảm giác nóng ấm trên mặt nệm. Nhưng bà không nhét vào.

Bà la lối bằng tiếng Ibo. Nhìn bà, đôi mắt đen lấp lánh nước mắt. Ước gì mình là Cathy. Mẹ của cô sẽ xin lỗi sau khi la mắng. Sẽ yêu cầu cô về phòng, nhốt trong đó vài giờ hoặc nhiều lắm là một ngày.

Hôm sau, Matt vừa cười vừa nói: “Đêm qua, mẹ em kỳ cục, khó hiểu. Bà ấy là một người châu phi điên rồ!”

Môi tôi căng cứng đến mức không thể cười. Matt nói chuyện với tôi nhưng mắt nhìn những cô gái khác.