Wednesday, August 10, 2022

2547. PHẠM THÀNH CHÂU Truyện ngắn ANH CHÀNG HỌ SỞ.

         

Bảo rằng hắn là bạn thân cũng không đúng lắm, hắn chỉ thân với tôi khi hắn cần thôi. Chẳng hạn muốn tôi đưa thư tỏ tình cho con nhỏ bà con của tôi thì trước đó hắn hết sức vồn vả, rủ tôi đi ciné, ăn quà rong, dĩ nhiên hắn móc túi. Sau khi cho ăn xôi chùa nghn hng hn mi nh tôi chuyn thư. Vic đó thì đâu có gì khó khăn, tôi đến nhà con nh, ch khi vng người tôi đưa ra. Dù không nhn tôi vn xúi.

- Cứ mở xem hắn viết gì, miễn đừng trả lời là được.

Thế là chúng tôi mở thư ra nghiên cứu. Không biết hắn sáng tác kiểu gì mà lời lẽ lá thư giống hệt một bản vọng cổ, lại còn có chút nước hoa mà tôi biết rõ cùng mùi với các tiệm hớt tóc. Hôm sau tôi bảo hắn.

- Em nhận rồi, trả lời hay không tao không biết, mầy muốn chắc ăn phải kiên nhẫn gửi tiếp, nhưng đừng nhờ tao nữa, dì tao biết thì tao ăn đòn ngay.


Tôi muốn làm khó để tiếp tục được xem ciné và ăn quà rong. Được ít lâu sợ đổ bể, vả lại hắn nghi tôi không đưa thư, nên tôi bảo con nhỏ viết mấy chữ trả lời Cám ơn, tôi đã có bồ rồi.

Tôi với hắn tuy học cùng lớp nhưng khác trường. Tôi học trường công, hắn học trường Bồ Đề, là trường do nhà chùa lập ra. Hắn hơn tôi ít nhất cũng năm tuổi. Thi tú tài một rớt hoài, nhưng vẫn đi học nên tôi gọi hắn là “Đệ Nh Vương muôn năm. S dĩ hn không phi đi lính vì được hoãn dch gia cnh, hn là đứa con duy nht ca ông thy thuc bc gn ch th xã.


Tỉnh lỵ của tôi thường được nhắc trong câu hát Em Pleiku má đỏ môi hng. Có l Pleiku ch đẹp vi my ông thi sĩ ch vi tôi thì chán phèo. Khí hậu đã bực mình mà lại chẳng có gì vui, người đẹp đếm trên đầu ngón tay. Sau nầy đi lính, có về thăm gia đình, tôi cũng ở lì trong nhà, cùng lắm buổi sáng ra tiệm hủ tiếu của chú ba tàu đầu ngã tư điểm tâm, uống cà phê, có gặp bạn cũ thì tán phét mấy câu rồi về nằm đọc báo cho giãn gân cốt. Tôi cũng chẳng có em nào ở Pleiku để thấy đời còn dễ thương cả. Riêng thằng bạn tôi, hầu như không muốn rời nơi đó bao giờ. Đối với hắn, đời lúc nào cũng đẹp. Quả tim hắn thật vĩ đại, hắn có thể yêu rất nhiều người cùng một lúc, yêu một cách say sưa, dù cho người đẹp có mắng chưởi, hắn vẫn yêu. Chẳng phải hắn xấu trai, ngược lại là khác nữa, nhưng vì yêu bừa bãi nên hắn bị xuống cấp trầm trọng. Cô nào có cảm tình với hắn cũng không dám đáp lại, sợ bị mất giá trị theo hắn. Cho nên cả đời hắn chưa có một mối tình nào ra hồn. Ra hồn đây có nghĩa là chân chính, chung thủy kia, chứ kiểu yêu thì cứ yêu, chạy làng cứ chạy làng thì hắn có khối. Hắn đã đẹp trai, ăn diện lại hết sẩy. Áo quần lúc nào cũng sạch sẽ, thẳng thớm. Mái tóc của hắn, chải brillantine láng mướt. Đến nhà ai, hễ thấy gương soi là hắn rút cái lược sau túi quần, nghiêng nghiêng, ngó ngó, chải chuốt cả buổi. Đầu tóc hắn, chẳng khác đầu con nhồng biết nói nhà tôi nuôi, hai bên ép sát vào, phía sau chụm lại thành một cái đuôi nho nhỏ.

         

Đầu óc hắn hình như có gì bất thường. Hắn thích đọc sách chứ không thích học bài. Cái gì có chữ là hắn đọc. Từ chuyện tàu, sách triết, báo chí cho đến cái nhãn dầu Nhị Thiên Đường hắn cũng không tha. Cho nên ai nói chuyện với hắn lần đầu cứ tưởng hắn trí thức khoa bảng gì đấy. Nhưng cái lạ là hắn dốt toán kinh khủng. Không biết cái gì hết! Học đệ nhị mà đưa bài toán đệ tứ mò không ra. Hắn tự bào chữa là mất căn bản môn toán.

         

Thi hoài không đậu, hắn xin làm cán bộ thông tin tỉnh. Coi bộ hắn thích nghề nầy lắm, vì có vẻ quan trọng. Khi chính quyền cần thông báo điều gì, hắn ngồi trên xe, cầm cái micro A lô, a lô! Kính mi đồng bào nghe thông cáo... Đọc xong hn m mt bn nhc, loi nhc din binh rp rình, li thêm cái máy phóng thanh, thỉnh thoảng hú lên, nghe điếc con ráy. Buổi tối, ngay trên nóc phòng thông tin và nóc chợ có mấy cái loa to tướng, hắn đọc tin tức, cố sửa giọng cho giống xướng ngôn viên đài Sài Gòn, nghe cũng tạm, nhưng mấy bản nhạc thì hết chịu nỗi. Thường là những bản tân cổ giao duyên, nghe riết, đến lũ trẻ cũng thuộc lòng. Những buổi lễ lạc, văn nghệ, làm gì hắn cũng xuất hiện đầu tiên. Hắn gõ gõ cái micro A lô, a lô! Mt, hai, ba....Mt, hai, ba, dưới nghe rõ không? Hn làm long trng như hn là ông chủ tịch sắp đọc diễn văn. Mấy đứa nhỏ reo lên Rõ, rõ! vì biết chương trình đã bt đầu.


         

Từ khi làm cán bộ thông tin tỉnh, hắn có vẻ chững chạc hơn. Buổi sáng đến sở làm, hắn đi thong thả, mắt nhìn thẳng, tay cầm cuốn sách, nghiêm trang như giáo sư đến trường. Nắng mưa gì cũng áo trắng dài tay, cài khuy cẩn thận, giày đánh láng bóng. Chuyện mèo chuột hắn đã biết dè dặt, kín đáo hơn.


Năm đó tôi vừa lên đệ nhất, một buổi sáng hắn mời tôi đi ăn điểm tâm, phở, cà phê sữa đàng hoàng. Xong hắn ngỏ ý nhờ tôi chỉ bài cho hắn học thi.

- Mầy làm cán bộ thông tin ngon rồi, học hành chi cho mệt?

- Ông già tao bắt tao phải cố gắng học. Ổng cũng già rồi, tao phải làm bộ chăm chỉ để ít lâu nữa ổng có chết cũng vui lòng.


Nghe hắn nói một câu chí hiếu như  thế, tôi cảm động nên sắp xếp buổi tối bỏ thì giờ giúp hắn làm bài. Nhà tôi bán tạp hóa, phía trước là cửa hàng, sau bếp thông với một con hẻm. Hắn thường đi ngã sau viện lẽ sợ làm phiền mẹ tôi và khách hàng. Nhưng cách học của hắn cũng kỳ, ngồi học mà cứ nhấp nhỏm, chẳng chú ý nghe gì cả. Chỉ mới một lát mà đã ôm sách vở xuống lầu, ra về.


Đến nửa tháng sau tôi mới biết lý do hắn đến nhờ tôi. Nguyên trong nhà có con nhỏ giúp việc, tuổi độ mười tám, lúc mới đến, trông như con mèo ướt, ngớ ngẩn, quê mùa, nhưng chỉ ít lâu sau, trổ mã, văn minh tiến bộ thấy rõ, biết ca vọng cổ, ca tân nhạc, biết làm duyên với con trai. Thằng bạn tôi đến học vì con nhỏ đó. Trong lúc mọi người lo buôn bán trước nhà thì hắn tán tỉnh, chuyện trò với con nhỏ mỗi lần đến học. Cho đến một hôm mẹ tôi phác giác chị ta đi suốt đêm, cửa sau không gài. Mẹ tôi vội vã cho một số tiền rồi mời chị ta về quê với gia đình. Dĩ nhiên hắn chẳng còn đến học hành gì nữa. Mẹ tôi cứ suýt soa May mà biết được, ch để cái bng sình lên thì là đại ha

         

Các cô mới gặp, thấy hắn đúng là con người lý tưởng, mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao. Riêng khoa ăn nói, hắn số một, nhất là từ khi làm cán bộ thông tin, hắn nói rất văn chương, thỉnh thoảng còn thêm vào một câu dí dỏm nữa. Và rồi có hai con mòng sa lưới hắn. Chẳng phải hai em khờ khạo gì mà là hai em thượng thừa, thuộc loại tứ chiến. Hai em từ phương xa đến hành nghề bán bar, chiều chiều hắn cùng hai em lang thang dưới những hàng cây cổ thụ bên đường, thật thánh thiện, thật tình tứ. Không hiểu hắn nói cách nào mà hai em làm được bao nhiêu tiền gửi cả ở hắn, tưởng chừng như đấy là cái tủ sắt kiên cố nhất trần gian. Đến khi một em lâm bịnh nặng, phải đưa đi bịnh viện cấp cứu, mổ xẻ sao đó, em kia tìm hắn để lấy tiền chi dụng, hắn trả lời rằng không có tiền, xong hắn lặn mất tiêu. Mấy cái loa phóng thanh buổi chiều đọc tin tức không nghe giọng của hắn nữa. Em kia đâu chịu thua dễ dàng vậy nên đến nhà hắn, đứng trước cửa chửi vào. Em đã vứt bỏ vẻ dịu dàng, yểu điệu của một kiều nữ, hiện nguyên hình là một tay giang hồ lão luyện, chửi bằng một thứ văn chương tục tĩu nhất nhưng có câu, có kéo, vần điệu đàng hoàng. Không may đụng lúc ông già hắn say rượu, ngồi trong nhà chửi ra để đối đáp. Lúc em vừa mở miệng My có ngon ra đây! Ông già hn, tuy đi ngã xiêu, ngã tó, nhưng hai tay cầm hai con dao sáng giới, múa may loạn xạ, em vội co giò chạy tuốt. Ít lâu sau hắn lại xuất hiện, lững thững đến sở làm, vẫn áo quần bảnh bao, nghiêm trang chững chạc, còn hai em không biết đi về phương trời nào?

         

Ở cái tỉnh lỵ đi năm phút đã về chốn cũ nầy, những chuyện bê bối như thế của hắn, ai cũng biết, nhưng không vì thế mà hắn ế độ. Nơi nào cũng có ngoại ô, cũng có xã ấp lân cận, những dịp đi công tác hắn lại có đối tượng để tán tỉnh, dụ dỗ. Cái mã bảnh trai, lịch sự của hắn đã khiến bao em tàn một đời hoa, mà em nào cũng đều âm thầm khóc hận. Cha mẹ có đay nghiến cũng nhỏ giọng, sợ hàng xóm nghe. Cho nên nếu kể ra đây những chuyện tình Lan và Điệp của hắn e không đủ giấy mà viết.

         

Rồi có tin hắn lấy vợ. Ai cũng đoán đây là một vụ úp hụi của hắn không chừng. Mẹ hắn đi khoe với mọi người như con bà là người đàng hoàng, vả lại bà sẽ có cháu nối dõi tông đường. Một buổi chiều hắn rủ tôi vào chợ.

- Ghé hàng bà xã tương lai của tao có chút chuyện.


Hóa ra đấy là cô Hồng bán hàng xén, bán từ kim, chỉ cho đến áo, quần, mùng mền...Sạp cô ngồi, tuy không rộng nhưng gì cũng có. Đa số khách từ các nơi về bổ hàng sĩ, khách mua lẻ chỉ lai rai trong đó có hắn. Cô ta sắc đẹp dưới trung bình. Tôi thấy mặt mũi, tóc tai, dáng người không có gì khuyết điểm, nhưng tất cả gộp lại trông chả ra làm sao. Cô ta tầm thường như chiếc lá bên đường. Tên của cô khi nhắc đến phải kèm tên của cha mẹ cô như sự hiện diện của cô chỉ dựa vào cái bóng của người khác vậy Con Hng Tám Nhn Hng là tên cô ta, Tám Nhn là tên cha cô, nổi tiếng về đá gà. Cô ta yêu hắn có lẽ cũng bằng một quả tim vĩ đại như hắn, nhưng tim hắn có vô số ngăn trong khi tim cô chỉ có một ngăn và một bóng hình của hắn mà thôi. Theo hắn kể thì hắn quen cô ta từ lúc mới lên trung học kia. Buổi chiều đi học về, cô ra chợ phụ với mẹ bán hàng, hắn thường ra mua brillantine, dầu thơm về trang điểm. Hễ mẹ cô bận khách thì cô sẽ thối tiền cho hắn theo cách của một học sinh dốt toán. Ví dụ đưa năm đồng, mua hàng hai đồng, cô sẽ thối cho hắn mười ba đồng, dĩ nhiên tờ mười đồng nằm phía dưới khó mà thấy được. Học hành đại khái, cô nghỉ, ra bán hàng thay cho mẹ cô về nhà làm chủ hụi và cho vay. Từ khi cô chủ trì sạp hàng, hắn không còn dè dặt nữa, hắn ra ngồi ghé bên sạp, nói chuyện linh tinh một lát, hắn đứng dậy móc túi mua đại khái món gì đấy, cô Hồng biết ý, hỏi hắn cần bao nhiêu và thối cho hắn những tờ bạc chẵn. Cô thường rất kín đáo để tránh những cặp mắt soi mói của mấy chủ sạp bên cạnh, những kẻ đó suốt ngày ngồi trong chợ buồn miệng, nên mỗi chiều, về dọc đường làm gì cũng dừng lại vài nơi để phao tin, sau khi đã thêm thắc một cách thâm độc và hấp dẫn chuyện thấy được, nghe được trong ngày. Mục đích chi tiêu của hắn, dĩ nhiên chỉ vì gái. Mua quà tặng, dẫn em đi coi hát, ăn tiệm, nhưng tuyệt nhiên không thấy hắn đi chung với cô Hồng bao giờ. Cô như biết rõ mọi sự nhưng vẫn làm lơ. Cô có cách khôn khéo để lấy cảm tình gia đình hắn. Mỗi chiều, sau khi tan chợ, cô ghé nhà hắn, khi thì để trên bàn ông già lọn chả, gói thịt quay nhậu rượu, khi thì biếu bà già  bó rau, con cá tươi. Cho nên gia đình hắn coi cô ta như con dâu rồi, nhưng nói gì hắn cũng làm thinh, hắn không chịu nhưng cũng không muốn mất cái vú sửa đó, chỉ có điều lạ là sạp hàng của cô ta chưa sập tiệm mà thôi. Có lẽ cha mẹ cô phải bù lỗ để cho cô có chỗ giao thiệp kiếm tấm chồng. Bây giờ đột nhiên hắn gọi cô Hồng là vợ tương lai. Tôi hỏi hắn.

- Bộ mầy nhắm vào gia tài bên vợ chứ gì? Tao sợ chỉ ít lâu nữa mầy thuốc ông bà già vợ mầy tiêu tùng quá!

- Không có đâu, nhưng nó rất tốt, bây giờ nó muốn làm vợ tao thì tao cho nó làm vợ. Tao chỉ giao hẹn là tao có bồ bịch thì đừng có quậy lên, nó chịu liền. Mầy nhớ vụ hai em ca ve vừa rồi, nó đưa tiền bảo tao trả lại nhưng tao đem tiền đó đi phép thường niên, lên Đa Lạt chơi đã đời.

- Bây giờ mầy thương hại cô ta, muốn lập gia đình để tu tỉnh làm ăn chứ gì?

- Tao mà tu tỉnh?! Thà chết sướng hơn. Chỉ vì tao không muốn mỗi khi cần tiền phải cà rà ngoài chợ phiền phức, tao cưới nó về, tiền trong tủ, xài lúc nào có ngay.

- Bộ cô ta không biết mầy xài bậy bạ sao?

- Biết chứ, nó nói tao xài gì cũng được, nhưng  đem tiền cưới con nào làm vợ thì nó không chịu. Hôm đi chơi Đa Lạt về, tao ghé nó, bảo Có tin cho mượn chút đỉnh cưới vợ” Nó hi Cưới ai? Tao nói Cưới em ch cưới ai Nó li hi Tht không? Tao bo “Đứa nào nói láo trời đánh Nó ngi lng mt lúc ri rưng rưng nước mt Anh cn bao nhiêu em cũng lo được cả”.

         

Thế là đám cưới diễn ra rình rang, cả hai họ đều nở mặt nở mày. Hôm đó tôi cũng được mời dự, thấy hắn thật đẹp trai, đi với cô Hồng không xứng chút nào. Trông hắn không vui, không buồn nhưng cô dâu thì mặt sáng rỡ, miệng cô tươi cười, mắt cô long lanh nhìn mọi người một cách hãnh diện. Cô khoát tay hắn mà như đang ôm một hạnh phúc vĩ đại. Niềm hạnh phúc, vui sướng đó tràn ngập khắp tiệc cưới khiến mọi người cảm động. Cô lúng túng, vụng về một cách dễ thương, như em bé nhận được món quà hằng ao ước. Mọi người cầu mong cho cô mãi mãi được như thế, nhưng khi nhìn hắn đi bên cạnh, ai cũng lo sợ cho cô, thật chẳng khác gì cô bé quàng khăn đỏ đi với con sói. Tên sở khanh nức tiếng đó, với vẻ mặt lạnh lùng kia, chắc chắn, khi cô hết tiền, hắn sẽ tống cổ ra khỏi cửa ngay.

         

Năm đó, thi tú tài hai xong, tôi vào quân đội, họa hoằn lắm mới về thăm nhà, thấy hắn vẫn bảnh bao, chững chạc trên đường đến sở làm và cái thói mèo mã gà đồng của hắn vẫn tiếp tục gây ra bao chuyện nghe chẳng đẹp đẽ gì. Ấy vậy mà một lần ghé vào chợ, thấy vợ hắn vẫn giữ nguyên nét rạng rỡ trên gương mặt như hôm đám cưới. Thấy tôi, vợ hắn mừng lắm “Ông xã em nhc anh hoài, chiu nay mi anh ghé nhà. Nh nghe! Em sẽ chuẩn bị cho mấy anh nhậu một bữa, chuyện trò. Lâu ngày quá! Tôi nh li my câu phương ngôn v tình yêu, thy v chng hn đều có lý. V hn như mun nói cho mi người rõ Hnh phúc hay không là t mình, còn hn li quá khôn Ly người yêu mình chứ đừng lấy người mình yêu

         

Suốt mấy năm sau đó, tôi ít khi về phép. Đời lính đi năm non bảy núi, ra Trung vào Nam, chẳng thì giờ đâu nhớ đến thằng bạn ích kỉ, sở khanh hạng bét đó.

         

Rồi vụ sập tiệm năm bảy lăm, ai cũng biết, tất cả đều lộn tùng phèo. Ông xuống thằng, thằng lên ông. Tôi là ông quan ba đi làm thằng tù, hết tù làm thằng đạp xích lô. Có điều không ngờ là thằng bạn tôi cũng thay đổi theo. Hắn là ông chủ Vin Un Tóc Hoàng Hậu trong chung cư Nguyn Thin Thut, Sài Gòn, Lúc đầu tôi tưởng nhìn lm vì không ng hn li Sài Gòn, mà còn bnh trai hơn trước na. Qun áo rt mc sang trng, đeo cp kiến trng li thêm b ria con kiến trên môi, ming ngm “điếu thuc có cán, trông vừa phong lưu vừa trí thức. Hắn đứng chống nạnh trước cửa tiệm, tôi đạp xe chậm chậm trước mặt hắn xem hắn có nhận ra tôi không, nhưng đôi mắt hắn cứ dán chặt vào mông, vào ngực những cô, bà mơn mỡn, hấp dẫn đi ngoài đường. Đầu hắn xoay qua, xoay lại như người xem  đánh quần vợt tuy có chậm hơn, lại có một chị đàn bà mập tròn, trắng nõn đứng bên cạnh, thỉnh thoảng đập tay lên vai hắn, nói cười có vẻ thân mật như một người vợ. Hoá ra hắn đã bỏ con vợ xấu xí, mê muội kia rồi, đó là điều mọi người tiên đoán. Cái mã đẹp trai, chưng diện  cộng với lối ăn nói văn hoa của hắn đã giúp hắn sống an nhàn, sung sướng. Tôi không trách hắn nhưng không muốn gặp vì sợ hắn ngại là bạn của thằng đạp xích lô. Tiệm uốn tóc của hắn rất đông khách. Trước kia chung cư nầy không có chợ vì bên kia đường là chợ Bàn Cờ. Sau nầy các ông chủ nhà đều vô tù, các bà phải bương chải nuôi con, người thì thúng xôi, người gánh bánh cuốn, cháo, chè...có bà sáng kiến bán rau, cá, thịt, riết thành cái chợ chồm hổm chen chân không lọt, nhất là buổi sáng.

         

Một hôm đang đạp xe lửng thửng tìm khách, bỗng nghe hắn gọi tôi, hắn mừng rỡ thật tình.

- Vô đây, vô đây, lâu quá không gặp mầy. Cứ để xe trước nhà tao, không sao đâu, để tao giới thiệu mầy cho bà xã tao biết, nhưng nhớ đừng hỏi gì chuyện cũ cả nghe!. Em ơi, em, đây là anh bạn của anh, lâu ngày lắm mới gặp. Tụi anh là bạn từ lúc còn nhỏ lận. Khi anh về Sài Gòn học đại học (?!) thì bạn anh đi sĩ quan Đa Lạt. Xa nhau từ đó đến giờ, e hơn chục năm rồi.

         

Vợ hắn đúng là loại người buôn bán, miệng dẻo quẹo. Chị ta coi bộ lớn tuổi hơn hắn, mắt xanh mỏ đỏ, mặt trát phấn như quét vôi.

- Chào anh, mời anh ngồi, nhà em thường nhắc đến anh hoài, nay mới biết. Xin anh thông cảm nghe, khách khứa bận rộn quá! Hay là mình đưa anh đây đi  lai rai, tâm sự. Em suốt ngày bận túi bụi, xin lỗi anh nghe! Mời anh chiều nay ghé dùng cơm với tụi em. Mình nhớ nhắc anh đây chiều nay ghé lại. Lát nữa em đi chợ, nấu nướng chút gì cho vui.

- Tụi anh ra quán cà phê đằng kia...

- Mình đưa anh đây đi nhậu lai rai, cà phê sáng nay ai cũng uống rồi.


Vợ hắn móc túi, lấy tiền nhét vào túi hắn, xong vỗ vỗ lưng hắn, đẩy đi. Hắn bảo tôi.

- Mầy ngồi lên, tao chở đi, tao cũng từng hành nghề xích lô mà.

- Mầy để tao. Mầy đạp, áo quần nhăn hết.


Thấy nói trúng ý hắn cười ngồi lên.

- Về Trương Minh Giảng, tao cần ghé thăm nhà một chút. Nhưng mầy nhớ đừng nhắc đến chuyện gì lúc nãy, tao nói gì, mầy cứ ừ là được.


Tôi tự hỏi, có gì mà hắn phải dặn dò kỹ vậy? Qua khỏi ngã ba Trần Quang Diệu, chúng tôi phải xuống xe, đẩy bộ vào trong hẽm. Quanh quẹo bao nhiêu lần, qua một cầu gỗ mới đến một căn nhà sàn. Từ ngoài đường hẽm, hắn đã kêu lên.

- Em ơi, có bạn đến thăm, đoán là ai? Đây, anh nầy đây.


Có lẽ đó là căn nhà sàn ọp ẹp nhất xóm, mỗi lần bước đi, nó cứ đong đưa như chiếc thuyền. Dưới chân, những tấm ván sàn chắp vá, mục nát kêu lên như cảnh cáo, coi chừng bị lọt xuống sình. Nhà trống trơn, chẳng thấy cửa nẻo, một cái bàn với hai ghế dài xập xệ. Một chiếc giường cũ có chị đàn bà ốm tong ngồi giương mắt nhìn tôi. Tôi cũng nhìn lại thấy quen quen.

- Ủa! Chị Hồng phải không?.

- Anh là anh Tài đây mà!

- Đúng rồi!


Tôi tưởng cảnh nhà tiêu điều như thế nầy, vợ hắn ắt phải mặc cảm hoặc buồn rầu, nhưng ngược lại vẫn vui vẻ, linh hoạt.

- Mời anh ngồi chơi, nhà chẳng có nước nôi gì đâu. Con nhỏ đi chợ chưa về nên chưa nấu nướng gì cả.


Hắn đến bên vợ ôm vai âu yếm.

- Tụi anh với nhau mà khách sáo gì. Sao, bữa nay em đi được chưa? 


Ông thầy sáng nay có đến châm cứu không?

- Có. Thầy nói ráng tập độ mươi ngày nữa là đi bình thường được rồi. 

Nhưng anh gặp anh Tài ở đâu mà dẫn về đây vậy?

- Anh đi công tác, ghé nhà thăm một lát. Vừa xuống xe đầu đường thì gặp nên dẫn vô đây. Ủa, bữa nay bé Thu sao chưa về, mọi khi con về mấy giờ?

- Em chẳng biết mấy giờ, bán hết thì về, còn đi chợ mua chút gì về nấu ăn nữa chứ!


Vợ hắn quay qua tôi phân bua.

- Anh tính coi, từ ngày em bịnh đến nay, gần hai năm, nằm một chỗ, chẳng buôn bán gì được, phải cho con nhỏ nghỉ học, buổi sáng ra đầu chợ bán xôi, kiếm mấy đồng lời mua rau mắm. Chỉ có thằng nhỏ là còn đi học, nhưng trưa mới về. May mà ảnh xin được việc làm mới có tiền thuốc men cho em, không thì đã xanh cỏ rồi. Ít nữa lành bịnh, em sẽ ra buôn bán cho ảnh đỡ vất vả.

Hắn dỗ dành vợ.

- Được rồi, cố ăn uống, tập đi cho giỏi rồi buôn bán, làm gì cũng được. Bây giờ tụi anh ra đầu ngã ba uống cà phê, chờ xe sở đến đón đi làm luôn.


Hắn móc túi lấy ra nùi tiền lúc nãy mà chị vợ mập cho hắn, rút một tờ, còn bao nhiêu bỏ vào túi áo vợ, xong hắn hôn lên trán vợ. Tôi thấy cách hôn đó chứng tỏ hắn yêu thương vợ thật tình. Vợ hắn gượng đứng dậy, ôm lấy lưng chồng. Hai bàn tay gầy guộc ôm cứng lấy cái lưng chắc nịch của hắn như không muốn rời.

- Tuần sau anh có về phép không?

- Có chứ, nhưng cũng chỉ vài tiếng rồi đi, công việc bận rộn lắm!


Chúng tôi ra đường.

- Bây giờ tìm cái quán nào làm chai bia rồi tính sau.


Tôi phật ý, tưởng hắn đãi tôi để trả công chở hắn thăm vợ.

- Thôi, bia bọt gì. Tao uống vô say, lạng quạng đạp xe đâu được.

- Không uống bia thì cà phê, nói chuyện chút đã.


Tôi miễn cưỡng theo hắn vào một quán cóc.

-Mầy uống gì thì gọi, tao phải làm chai bia, để khi về, mụ vợ tao nghe mùi rượu, không hạch sách tao đi đâu, tiền làm gì hết?

- Vậy thì tao cũng làm một chai. Chỉ cần một chai, mụ vợ mập của mầy thấy mặt tao đỏ rần là tin ngay. Bây giờ mầy nói tự sự  cho tao nghe, tao mù tịt chuyện của mầy.

         

Hắn bốc hạt đậu phọng rang, bỏ vô mồm nhai nhai, uống một ngụm bia rồi khà một tiếng có vẻ khoái chí lắm, không phải vì bia mà như sắp khoe với tôi một thành tích vĩ đại.

- Mầy nhớ, trời cho cái gì thì xài cái nấy. Trời cho tao cái mã coi cũng được lại thêm tính ưa sang trọng, ăn diện nên tao cũng nhờ đó mà sống qua ngày.

- Ừ, trời cho mầy một lượt hai mụ vợ, cơm no bò cưỡi. Nhưng làm cách nào mà hai mụ không biết nhau? Có ngày đổ ghè tương ra thì mầy khổ.

- Biết chứ, nhưng mụ sau biết mụ trước thôi, còn mụ nầy không biết mụ kia.

- Nghĩa là sao? Có phải bà mập ở Nguyễn Thiện Thuật biết bà ốm nầy, còn bà ốm nầy không biết chuyện gì hết, cứ tưởng mầy đi làm xí nghiệp, công sở chứ gì? Cũng lạ, đáng lẽ ngược lại mới phải. Bà kia giàu có dại gì chịu mầy khi biết mầy đã có vợ con đùm đề.


Hắn chỉ vào đầu hắn và triết lý.

- Tao thấy mấy thằng học giỏi ra làm bác sĩ, kỹ sư  gì đó thì được, nhưng gặp chuyện ngoài cái chuyên môn  thì chịu chết. Tao dốt thiệt, nhưng bất cứ hoàn cảnh nào tao đều xoay xở được hết.

- Rồi, mầy giỏi rồi. Bây giờ kể tao nghe mầy gặp chuyện gì, xoay xở ra sao?

- Mầy biết, năm bảy lăm sập tiệm, vụ di tản chiến thuật của phe ta, đúng là cơn ác mộng. Tao không hiểu sao vợ chồng, con cái tao còn sống mà về được Sài Gòn. Lúc đầu tụi tao định về lại Pleiku, nhưng nghe tin ông bà già vợ tao bị đánh tư sản, tài sản bị tịch thu, hết hi vọng nhờ vả nên đành ở lại Sài Gòn. Cũng vì lúc trước tao tiêu xài hoang phí nên ngày chạy loạn vợ tao chỉ còn chút đỉnh mua chiếc nhà sàn và chiếc xích lô cho tao đạp, còn vợ tao thì sáng sớm ra chợ Cầu Muối mua rau quả về chợ Xếp đầu đường bán, sống cũng qua ngày. Đùng một cái, nó bị bịnh liệt nửa người, có bao nhiêu chạy thuốc hết sạch. Tao rầu thúi ruột. Một lần, tao đưa vợ tao vô chung cư Nguyễn Thiện Thuật để châm cứu vì có ông thầy ở đây giỏi lắm. Trong lúc chờ đợi, tao tán phét với một cậu sửa xe đạp. Hỏi chuyện linh tinh tao mới biết bà chủ tiệm uốn tóc ở đó có con mà không có chồng. Thế là tao lên kế hoạch. Tao chỉ chạy xe buổi chiều, buổi sáng bắt thằng bạn chở tao ra đó, độ vài giờ sau  quay lại chở tao về. Tao diện bộ đồ vía vô, mắt đeo kiếng trắng cho ra vẻ trí thức, vô quán nước ngay sát tiệm uốn tóc gọi ly cà phê rồi ngồi đọc sách chứ không chuyện trò với ai cả. Quán nước đó là của cô em bà ta nên bà thường chạy qua chạy lại. Thấy tao không giống ai lại thêm cái mã bảnh bao, bà ta chú ý, thế là con mồi sập bẫy. Lúc đầu chuyện trò, sau mời đi coi hát. Mầy cũng biết mấy mụ nạ dòng, không có đàn ông chịu sao thấu, nên chuyện đó phải đến. Bà ta mê tơi, nhưng tao lại làm như người si mê bà ta ghê lắm. Tao than thở cho số phận, gặp được người yêu lý tưởng, đẹp đẽ, cao thượng nhưng quá muộn màng vì tao đã có vợ. Tao có thể bỏ vợ để sống với bà ta, nhưng kẹt là vợ tao bịnh nặng không biết chết ngày nào, nếu bỏ thì bất nhẫn quá. Nếu tao kể đúng giọng ba xu, mầy nghe cười cũng bể bụng, nhưng bà ta lại cảm động, khen tao quân tử. Nhưng tao biết làm sao mà bà ta rời được tao một ngày. Lần nào cũng rên như lên cơn sốt rét! Thế là chúng tao thỏa thuận là tao sẽ nói với vợ ở nhà là đi làm ăn xa, mỗi tuần về một lần, còn mọi người ở đó chỉ biết là tao độc thân. Chúng tao làm một buổi tiệc nhỏ mời bà con hàng xóm đến dự gọi là hợp thức hóa chuyện sống chung, thế thôi. Mỗi tuần bà ta đưa tiền cho tao đem về nhà, coi như tiền lương. Tao làm đúng vai trò một tên đĩ đực, suốt ngày chải chuốt rồi đứng trước cửa tiệm cười xã giao. Các bà, các cô vui vẻ kéo đến, tiệm đâm ra đông khách. Nhưng càng đông khách bà ta càng ghen, thêm tính tao thì mầy cũng biết, thấy gái như mèo thấy mỡ. Riết rồi bà ta không cho tao đi đâu cả, mỗi tuần tao chỉ về nhà được vài giờ. Tao nghĩ cái xích chó bà ta chưa tròng cho tao mà thôi. Không hiểu mắc chứng gì, sáng nay bà ta thả tao đi với mầy, có lẽ thấy vẻ đứng đắn của mầy nên bà ta tin tưởng, chứ người khác là sa sầm mặt.


Tôi lắc đầu.

- Cũng chẳng được bao nhiêu, đạp xích lô coi bộ còn tự do hơn. Hay là mầy cũng khoái bà ta lắm rồi?


 Hắn lại uống bia, lấy tay chùi mép rồi tiếp tục.

- Đạp xích lô đâu đủ tiền chạy thuốc cho vợ! Tao làm chìa khóa riêng, mở tủ chôm mỗi ngày một ít, tuyệt đối không cách gì bà ta biết được. Nhờ vậy tao mới có tiền chữa bịnh cho vợ tao. Hi vọng tháng sau đi được, tẩm bổ vô, khỏe mấy hồi. Nó còn giành giụm được chút vốn kha khá nữa đó. Tụi tao dự  định kiếm cái nhà khác ở cho đàng hoàng.

- Nhưng sao mầy lại giấu vợ mầy? Mầy làm chuyện đó chỉ vì vợ con. Vợ mầy biết tất sẽ nhớ ơn mầy, yêu thương mầy nhiều hơn.

- Không được đâu. Tao hiểu vợ tao. Nhiều lần tao nói với nó, chỉ mánh mánh thôi, nó đã phản đối rồi. Nó bảo thà chết chứ không chịu nhục. Tất cả đàn bà, con gái có liên hệ với tao đều phải ở dưới nó, kiểu như nó là hoàng hậu còn tụi kia là cung phi, mỹ nữ vậy.Tụi nó là để cho tao giải trí. Tao có lừa lọc, tệ bạc với ai tùy thích nhưng chỉ cho bản thân tao mà thôi. Còn nó, nó không chịu ơn ai hết, không nhờ ai hết.

- Mầy có thấy nhục không?

- Đồng tiền thằng ăn hối lộ và đồng tiền thằng đạp xích lô giá trị như nhau. Còn nghề của tao mấy đứa làm nổi? Tao không đòi thêm mà chỉ chôm chĩa thôi vì đó là cái tật bất lương của tao, là  thú vui của tao. Vả lại đòi hỏi sẽ lòi thế yếu của mình ra ngay. Nghĩ cũng tức cười, trước kia dê gái là để mua vui, bây giờ thành cái nghề!

- Thế bây giờ có một em thật đẹp, thật giàu yêu mầy, mầy có bỏ vợ theo nó không?

- Theo nó thì có, bỏ vợ thì không.

Tôi nghĩ đến vụ chạy loạn từ cao nguyên về, có lẽ vợ hắn đã liều mạng cứu hắn trong một cơn nguy cấp nào đó.

- Lạ thật! Hay là vợ mầy đã làm một việc gì mầy chịu ơn ghê lắm?

- Không có đâu! Những chuyện đó chỉ có trong tiểu thuyết thôi. Nó chẳng làm gì cả, chỉ là một người bình thường. Nhưng mầy thử nhận xét xem vợ tao có gì khác với người khác không?

- Tao thấy vợ mầy yêu thương mầy mà không thấy ghen tương. Lẽ ra càng yêu thì càng ghen chứ. Hình như vợ mầy...không bình thường.

- Mầy nói nó ngu chứ gì? Mấy bà hoàng hậu ngày xưa ngu hết chắc. Có thể nó đau khổ, nhưng vì yêu tao nên nó nghĩ ra được cách giữ tao là không đòi hỏi gì ở tao cả. Như vậy là nó khôn. Mầy thử tưởng tượng xem. Mầy có vợ mà đi lăng nhăng, vợ mầy biết nhưng chẳng nói gì, vẫn vui vẻ, tử tế thì mầy phải đối xử như thế nào?


Hắn ngồi suy nghĩ một lúc rồi nói tiếp.

- Tao dốt nát, không biết giải thích cách nào, chỉ nghiệm ra rằng. Người vợ khôn ngoan giống như người đàn bà tằn tiện, lúc nào cũng tìm cách góp nhặt tình yêu thương của chồng, lâu ngày xây thành cái tổ mà người chồng chỉ thấy an toàn, thoải mái khi về đấy mà thôi. Ngoài đời, có thể người ta khinh khi tao, nhưng về nhà, tao là số một. Trong mắt nó, trong trí óc nó, tao vừa là người yêu vừa là người chồng hoàn hảo nhất, không bao giờ sai lầm điều gì!


Từ lúc quen nhau cho đến bây giờ, vợ tao lúc nào cũng kính trọng, quí mến tao, lúc nào cũng chỉ biết một lòng đoan chính và phục tòng. Chưa bao giờ nó lớn tiếng với tao một câu. Nó quì xuống làm một tên nô lệ, rồi đến một lúc tao cũng phải cúi xuống nâng nó lên. Chẳng phải vì thương hại, chẳng phải vì chịu ơn nó. Nhưng nó đã trở thành một phần của cuộc đời tao rồi. Chính tao cũng không hiểu tao yêu vợ tao từ lúc nào! Nó không ở cái xấu hay đẹp, cũng không phải chuyện gần gủi vợ chồng, mà ở cái tình... Mỗi tuần tao chỉ được về gặp nó một lần, nhưng lúc nào tao cũng nghĩ đến nó, nhớ thương nó. Không có nó tao không sống nổi. Tao biết chắc như thế! Đúng ra chúng tao là một.


PHẠM THÀNH CHÂU