Ngày trước, tuổi thành
hôn của dân ta khá sớm. Con gái có chồng ở tuổi 13, con trai có vợ ở tuổi 16.
(Nữ thập tam, nam thập lục). Ca dao cũng xác nhận tuổi lấy chồng và tuổi sinh
con của nữ giới. Sau khi đã qua tuổi mười…
… Mười một thiếp còn ở
không
Mười hai vú dậy nó tròn
như vung
Mười ba thiếp đã có chồng
Bước qua mười bốn trong
lòng thọ thai
Mười
lăm sinh đặng con trai …
Đôi người còn đi nhanh hơn:
…Có
chồng từ thuở mười ba
Đến
năm mười tám thiếp đà năm con…
Có
chồng thuở 13 nên 17 năm sau đã thành người đứng tuổi, bước vào giai đoạn già
nua:
-Trai
ba mươi tuồi đang xoan
Gái
ba mươi tuổi đã toan về già…
-Trai
ba mươi tuổi như hoa
Gái
ba mươi tuổi về già mà thôi…
-Trai
ba mươi tuổi đang xinh
Gái
ba mươi tuổi như hình mắm nêm
Cho
nên nữ giới ba mươi tuổi chưa có chồng bị coi là “lỡ thì” (lỡ thời). Lỡ thì (thời)
không phải là lỡ mất thời vận để làm việc gì quan trọng mà tệ hơn nữa là lỡ mất
thời gian (thì giờ) để có đôi bạn. Có người đẹp đẽ, hiền lành nhưng bị lỡ thì
cho rằng vì số mạng, có người vì một khuyết điểm hay một lý do nào đó. Một mặt
dư luận thông cảm, thương mến họ, nhưng một mặt dư luận cũng ích kỷ cay nghiệt,
tỏ ý chê bai.
Một
bài vè hình thành, truyền khẩu, mang tên Con gái lỡ thì / Bậu lỡ thì / Bậu lỡ
thời.
Người
ta đưa “con gái lỡ thì” ra so sánh “như” một vật nào đó, tiếp theo bác bỏ, cho
rằng vật ấy còn hữu dụng, tạo một so sánh khác, rồi bác bỏ, cuối cùng dừng lại
với một vật xấu xa, hoặc hình ảnh “con gái lỡ thì” trước dư luận trông không
đáng giá gì.
Đọc tiếp...
CÁC
VĂN BẢN
Bài
vè tương đối không dài, truyền khẩu qua nhiều địa phương, trong tổng thể giống
nhau có một số chi tiết khác nhau.
Hiện
chúng tôi có 7 văn bản chép ra dưới đây, ghi “Văn bản A … B … C v.v…” (viết tắt
VBA VBB…). Mỗi câu đánh số thứ tự 1 2 3 … để tiện tham khảo. Ví dụ: 3/VBA là
câu số 3 văn bản A, 5/VBC là câu số 5 văn bản C…
-VĂN
BẢN A: Chúng tôi được nghe lúc thiếu niên ở làng quê Phú Yên, nay còn nhớ.
VÈ
CON GÁI LỠ THÌ
1.Nhắn
cùng ông dượng bà dì
2.Con
gái lỡ thì như giếng mùa đông
Có
người đọc câu 1 khác:
1.Đồng
xu đổ lộn đồng chì
2.Con
gái lỡ thì như giếng mùa đông
3.Giếng
mùa đông người ta còn múc
4.Con
gái lỡ thì như súc trôi sông
5.Súc
trôi sông người ta còn vớt
6.Con
gái lỡ thì như ớt chín cây
7.Ớt
chín cây người ta còn hái
8.Con
gái lỡ thì như vãi đi tu
9.Vãi
đi tu người ta còn cúng
10.Con
gái lỡ thì như thúng lủng trôn
11.Thúng
lủng trôn người ta hốt rác
12.Con
gái lỡ thì như bát bể hai
13.Bát
bể hai người ta còn bịt
14.Con
gái lỡ thì như thịt heo nưa
15.Thịt
heo nưa người ta gói bánh
16.Con
gái lỡ thì như đòn gánh gãy hai
17.Đòn
gánh gãy hai người ta còn tháp
18.Con
gái lỡ thì như oáp đu cây!
*
VĂN
BẢN B: Đọc trên trang mạng “Diễn đàn thi hữu”.
BẬU
LỠ THỜI
1.Bậu
lỡ thời như ống tre khô
2.Ống
tre khô người ta còn chuộng
3.Bậu
lỡ thờ như ruộng bỏ hoang
4.Ruộng
bỏ hoang người ta còn cấy
5.Bậu
lỡ thời như giấy trôi sông
6.Giấy
trôi sông người ta còn vớt
7.Bậu
lỡ thời như ớt chín cây
8.Ớt
chín cây người ta còn hái
9.Bậu
lỡ thời như nhái lột da
10.Nhái
lột da người ta còn xáo
11.Bậu
lỡ thời như áo vá vai
12.Áo
vá vai người ta còn bận
13.Bậu
lỡ thời như rận cắn đêm
14.Rận
cắn đêm người ta còn bắt
15.Bậu
lỡ thời như giặc Hà Tiên
16.Giặc
Hà Tiên người ta còn đánh
17.Bậu
lỡ thời như cánh chim bay
18.Cánh
chim bay người ta còn bắn
19.Bậu
lỡ thời như rắn cụt đuôi
20.Rắn
cụt đuôi người ta còn sợ
21.Bậu
lỡ thời như nợ kéo lưng
22.Nợ
kéo lưng người ta còn trả
23.Bậu
lỡ thời như trã nấu ăn
24.Trã
nấu ăn người ta con rửa
25.Bậu
lỡ thời như lửa cháy lan
26.Lửa
cháy lan người ta còn tưới
27.Bậu
lỡ thời như lưới giăng ngang
28.Lưới
giăng ngang người ta còn cuốn
29.Bậu
lỡ thời như muốn người ta
30.Muốn
người ta người ta không muốn
31.Xách
cây dù đi xuống đi lên!
*
VĂN
BẢN C: Đọc trên trang mạng “Thi Viện”. Có ghi chú: “Do bà Hoa Thị Yến ở Hiệp
Thành (Thủ Dầu Một, Bình Dương) đọc, Lê Giang vả Lư Nhất Vũ ghi và biên soạn lại”
VÈ BẬU
LỠ THỜI
1.Bậu
lỡ thời như ống tre khô
2.Ống
tre khô người ta còn chuộng
3.Bậu
lỡ thời như ruộng bỏ hoang
4.Ruộng
bỏ hoang người ta còn cấy
5.Bậu
lỡ thời như giấy trôi sông
6.Giấy
trôi sông người ta còn vớt
7.Bậu
lỡ thời như ớt chín cây
8.Ớt
chín cây người ta còn hái
9.Bậu
lỡ thời như nhái lột da
10.Nhái
lột da người ta còn xáo
11.Bậu
lỡ thời như áo vá vai
12.Áo
vá vai người ta còn bận
13.Bậu
lỡ thời như rận cắn đêm
14.Rận
cắn đêm người ta còn bắt
15.Bậu
lỡ thời như giặc Hà Tiên
16.Giặc
Hà Tiên người ta còn đánh
17.Bậu
lỡ thời như cánh chim bay
18.Cánh
chim bay người ta còn bắn
19.Bậu
lỡ thời như rắn cụt đuôi
20.Rắn
cụt đuôi người ta còn sợ
21.Bậu
lỡ thời như nợ kéo lôi
22.Nợ
kéo lôi người ta còn trả
23.Bậu
lỡ thời như trã nấu ăn
24.Trã
nấu ăn người ta còn rửa
25.Bậu
lỡ thời như lửa cháy lan
26.Lửa
cháy lan người ta còn tưới
27.Bậu
lỡ thời như lưới giăng ngang
28.Lưới
giăng ngang người ta còn cuốn
29.Bậu
lỡ thời ai muốn mà ưng!
*
VĂN
BẢN D: Đọc trên trang mạng “Miền Tây quê tôi”
BẬU
LỠ THỜI
1.Bậu
lỡ thờ như ruộng bỏ hoang
2.Ruộng
bỏ hoang người ta còn cấy
3.Bậu
lỡ thời như giấy trôi sông
4.Giấy
trôi sông người ta còn vớt
5.Bậu
lỡ thời như ớt chín cây
6.Ớt
chín cây người ta còn hái
7.Bậu
lỡ thời như nhái lột da
8.Nhái
lột da người ta còn bắt
9.Bậu
lỡ thời như giặc Hà Tiên
10.Giặc
Hà Tiên người ta còn đánh
11.Bậu
lỡ thời như cánh chim bay
12.Cánh
chim bay người ta còn bắn
13.Bậu
lỡ thời như rắn cụt đuôi
14.Rắn
cụt đuôi người ta còn sợ
15.Bậu
lỡ thời như nợ kéo lưng
16.Nợ
kéo lưng người ta còn trả
17.Bậu
lỡ thời như lửa cháy lan
18.Lửa
cháy lan người ta còn tưới
19.Bậu
lỡ thời như lưới giăng ngang
20.Lưới
giăng ngang người ta còn cuốn
21.Bậu
lỡ thời ai muốn bậu đâu!
*
VĂN
BẢN E: Đọc trên trang mạng “Ca dao – Tục ngữ Việt Nam”
BẬU
LỠ THỜI
1.Bậu
lỡ thời như chiếu trải qua
2.Chiếu
trải qua người ta còn cuốn
3.Bậu
lỡ thời như rượu uống say
4.Rượu
uống say người ta còn sặc
5.Bậu
lỡ thời như giặc Hà Tiên
6.Giặc
Hà Tiên người ta còn đánh
7.Bậu
lỡ thời như cánh chim bay
8.Cánh
chim bay người ta còn quạt
9.Bậu
lỡ thời như lạt gói nem
10.Lạt
gói nem người ta còn sợ
11.Bậu
lỡ thời như nợ kéo lôi
12.Nợ
kéo lôi người ta còn trả
13.Bậu
lỡ thời như trã nấu ăn
14.Trã
nấu ăn người ta còn rửa
15.Bậu
lỡ thời như lửa cháy lan
16.Lửa
cháy lan người ta còn tưới
17.Bậu
lỡ thời như lưới dầm mưa
18.Lưới
dầm mưa người ta còn giặt
19.Bậu
lỡ thời như áo vá vai
20.Áo
vá vai người ta còn nhuộm
21.Bậu
lỡ thời như ruộng bỏ hoang
22.Ruộng
bỏ hoang người ta còn cấy
23.Bậu
lỡ thời như giấy trôi sông
24.Giấy
trôi sông người ta còn vớt
25.Bậu
lỡ thời như ớt chín cây
26.Ớt
chín cây người ta còn hái
27.Bậu
lỡ thời như nhái lột da
28.Nhái
lột da người ta còn xáo
29.Bậu
lỡ thời như áo vá vai
30.Áo
vá vai người ta còn mặc
31.Bậu
lỡ thời ai muốn làm chi!
*
VĂN BẢN G: Do anh Ngô Văn
Ban chuyển. Ngô Văn Ban ghi: “Theo sách Ca dao - Dân ca Ninh Hòa, Trần Việt Kỉnh
chủ biên, UBND huyện Ninh Hòa và Hội VHNT Khánh Hòa xb 2006.”
VÈ GÁI LỠ THỜI
1.Nghe vẻ nghe ve
2.Hãy nghe tôi hát vè
3.Con gái lỡ thời như ruộng
bỏ hoang
4.Ruộng bỏ hoang người ta
còn cấy
5.Bậu lỡ thời như c… trôi
sông
6.C… trôi sông người ta
còn vớt
7.Bậu lỡ thời như ớt chín
cây
8.Ớt chín cây người ta
còn hái
9.Bậu lỡ thời như nhái lột
da
10.Nhái lột da người ta
còn xáo
11.Bậu lỡ thời như áo
rách vai
12.Áo rách vai người ta
còn mặc
13.Bậu lỡ thời như giặc
Cao Miên
14.Giặc Cao Miên người ta
còn đánh
15.Bậu lỡ thời như cánh
chim bay
16.Cánh chim bay người ta
còn bắn
17.Bậu lỡ thời như rắn cụt
đuôi
18.Rắn cụt đuôi người ta
còn sợ
19.Bậu lỡ thời như nợ kéo
lôi
20.Nợ kéo lôi người ta
còn tháo
21.Bậu lỡ thời như chảo nấu
ăn
22.Chảo nấu ăn người ta
còn rửa
23.Bậu lỡ thời như lửa
cháy lan
24.Lửa cháy lan người ta
còn tưới
25.Bậu lỡ thời như lưới
giăng sông
26.Lưới giăng sông người
ta còn cuốn
27.Bậu
lỡ thời ai muốn mà mong!
(Chú
thích trong sách nêu trên: Ông Nguyễn Chẹt ở thôn Nghi Phụng cung cấp)
*
VĂN
BẢN H: Nguồn: như văn bản G.
VÈ
NGƯỜI CON GÁI LỠ THÌ
1.Con
gái lỡ thì
2.Ghét
cha ghét mẹ ghét dì
3.Con
gái lỡ thì như súc trôi sông
4.Súc
trôi sông người ta còn vớt
5.Con
gái lỡ thì như ớt chín cây
6.Ớt
chín cây người ta còn bẻ
7.Con
gái lỡ thì như trẻ chăn trâu
8.Trẻ
chăn trâu người ta còn mướn
9.Con
gái lỡ thì như tướng lâu năm
10.Tướng
lâu năm người ta còn cúng
11.Con
gái lỡ thì như súng không kêu
12.Súng
không kêu người ta còn bắn
13.Con
gái lỡ thì như rắn không chân
14.Rắn
không chân người ta còn lết
15.Con
gái lỡ thì như ếch hai mang
16.Ếch
hai mang ếch kêu quệch quệch
17.Con
gái lỡ thì như hũ mắm nêm
18.Hũ
mắm nêm người ta còn nấu
19.Con
gái lỡ thì như trấu như tro
20.Trấu
và tro người ta hốt xác
21.Con
gái lỡ thì như bát bể hai
22.Bát
bể hai người ta còn trám
23.Con
gái lỡ thì như cám heo ăn
24.Cám
heo ăn người ta còn bán
25.Con
gái lỡ thì bán chẳng ai mua!
*
Ngoài
ra, qua trao đổi trực tiếp với các thân hữu, đọc trên các trang mạng, và những
đoạn được trích vào tác phẩm (sáng tác, nghiên cứu) cũng gặp các văn bản tương
tự như trên.
ĐIỂM
QUA – ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN
-Nhìn
chung
Các
văn bản này truyền khẩu từ Nam Trung Bộ vào Nam Bộ có phần giống nhau, chỉ khác
vài câu hoặc vài chi tiết.
Văn bản A ngắn, nhẹ
nhàng. Văn bản A, văn bản E và văn bản H có nhiều điểm khác hơn các văn bản
kia. Văn bản B, văn bản C giống nhau nhiều, chỉ khác một từ ở câu 21 - 22 “nợ
kéo lưng” (VBB) / “nợ kéo lôi” (VBC) và lời kết. Văn bản E thứ tự các câu có phần
thay đổi và có chỗ lặp lại, câu 19-20 và câu 29-30 đều ví với “áo vá vai”.
Đối tượng đem so sánh với
“bậu lỡ thời” đa dạng, với nhiều đặc điểm:
-Bình thường, vô thưởng
vô phạt: giếng mùa đông, súc trôi sông, giấy trôi sông, ruộng bỏ hoang…
-Bình thường, có ích: ớt
chín cây, nhái lột da (làm món ăn), trã chảo nấu ăn…
-Đáng sợ, đáng tránh: lửa
cháy lan, rắn cụt đuôi, nợ kéo lưng…
-Đáng thương: áo vá vai,
áo rách vai, trẻ chăn trâu…
-Cũ kỹ hoặc cô đơn: tướng
lâu năm, vãi đi tu…
-Khá đẹp: cánh chim bay,
lưới giăng ngang…
-Hung bạo: giặc Hà Tiên,
giặc Cao Miên…
-Loài và vật hạ đẳng: rận
căn đêm, oáp đu cây, tro trấu, cám heo ăn…
-Chỉ riêng câu 5-6/VBG
đưa ra hình ảnh xấu xa.
Ngoại trừ trường hợp này,
đều có vẻ đùa cợt, vui vui. Mà cả trường hợp này cũng là đùa cợt. Trong ca dao
không ít trường hợp ví von như thế. Đó là thậm xưng, là ngoa ngôn.
Các câu kết, là cảm nghĩ
của người sáng tác, người diễn xuất (đọc vè). Ở VBA vẫn còn so sánh, tuy rằng lời
so sánh này hàm ý “chốt lại” rồi. Bởi tưởng tượng hình ảnh con “oáp đu cây” khó
tìm hình ảnh “độc đáo” hơn, dừng lại thôi.. VBB có vẻ khách quan, tả thực “xách
cây dù đi xuống đi lên”, nhưng trước đó đã chủ quan “muốn người ta người ta
không muốn”. Các văn bản khác nặng phần võ đoán, phủ nhận giá trị người phụ nữ
lứa tuổi ấy: bậu lỡ thời ai muốn mà ưng (VBC), bậu lỡ thời ai muốn bậu đâu
(VBD), bậu lỡ thời ai muốn làm chi (VBE), bậu lỡ thời ai muốn mà mong (VBG),
con gái lỡ thì bán chẳng ai mua (VBH).
Vài ba chi tiết
*Bậu: Phương ngữ Miền Nam
nói về người con gái vai em, người yêu, có khi nói về người vợ. Cũng nói là em
bậu. Trong ca dao từ này được dùng nhiều.
-Một
mai cúc ngã lan quỳ
Bậu
lo thân bậu lo gì thân qua
-Ví
dầu tình bậu muốn thôi
Bậu
gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
-Con
tôm nó còn có râu
Huống
chi em bậu câu mâu sự đời…
Qua
là từ nói về người nam, đối lại với bậu. Người nam lớn tuổi, vai thầy, vai chú,
vai anh cũng dùng từ qua với người nam nhỏ tuổi hơn.
*Súc:
Một đoạn cây gỗ đã cưa, đẽo sơ để dùng vào việc gì, hoặc một đoạn thân cây lớn
bị gãy. Mùa lụt, nước từ trên nguồn chảy xuống cuốn theo rều rác, bọt bèo,
nhánh cây và cả những đoạn súc. Đó là súc trôi sông. Dân vùng hạ lưu ra sông vớt
củi, vớt súc. Có người không dám vớt súc, bảo rằng đó là suc do Long Vương sai
quân lính lê núi lấy đưa về biển xây lâu đài.
Một
số VB nói là giấy trôi sông. Giấy trôi sông sẽ sớm bị tan rách và chắc không mấy
ai vớt, có chăng là sự tình cờ như Nam Trân viết trong Huế, Đẹp và Thơ:
Du
khách vớt được mảnh giấy nhỏ
Bểnh
bồng trên mặt sóng Hương Giang
Bức
thư tuyệt tình lòng ai oán
Thiếu
nữ vô danh khóc duyên tàn!
Sau
đó thi sĩ cảm thán:
Ai
gieo thơ xuống mặt sông
Phó
cho gió đẩy với dòng nước đưa
Cậy
ai mà hỏi bây giờ?
Dải
trường giang vẫn lờ đờ về đông!
*Nhái:
Động vật lớp ếch nhái, nhỏ hơn ếch, sống nhiều trong đồng ruộng. Sau mùa gặt
người ta dùng đuốc đi soi, bắt về, lột da làm món ăn. Thịt nhái không ngon bằng
thịt ếch, nhưng có nhiều, dễ bắt, dùng nấu cháo. Xáo là xào, như ca dao nói về
con cò:
Con
cò mà đi ăn đêm
Đậu
phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông
ơi ông vớt tôi nao
Tôi
có lòng nào ông hãy cáo măng…
Khi
xào, xáo phải trộn, đảo thức ăn trong chảo nên lúc xã hội có phần ồn ào lộn xộn
người ta cũng dùng từ xào xáo.
Ngó
lên trên núi Dinh Ông
Thiên
hạ xào xáo em không thấy chàng…
(Ca
dao Phú Yên)
*Áo
vá vai / Áo rách vai…: Do công việc lao động gánh vác nên áo người dân thôn quê
thường bị rách ở vai, có khi người ta vá cả từ nửa thân áo trở lên, gọi là vá
quàng. Đôi lúc vá quàng dùng vải khác màu, áo đen vá quàng trắng, trông ngộ lắm.
*Bận:
Phương ngữ Miền Nam có nghĩa là mặc. Bận áo: mặc áo. Bận đồ Tây: mặc Âu phục.
*Bát
bể hai: … người ta còn bịt (13/VBA)… người ta còn trám (22/VBH): Bịt là che
kín, không cho thấy, nghe, nói: bịt mắt, bịt miệng, bịt tai, dùng cả nghĩa rộng.
Bát bịt là loại bát quý được làm thêm một vòng hợp kim bao quanh miệng để tăng
vẻ đẹp và bảo quản. Nhà giàu mới có bát bịt.
Ca
dao Phú Yên nói về làng Đăng, một trù phú có ven biển:
Anh
về làm rể dưới Đăng
Ăn
cơm bát bịt tôm rằn kho tiêu.
Trám
là dùng vật gì làm kín một lỗ hổng, như trám vò nước, thùng nước. Nghĩa rộng có
từ trám miệng.
Thật
ra chỉ có thể bịt, trám bát mẻ miệng, bát bị nứt, bát bể hai không thể bịt,
trám được.
*Con
gái lỡ thì như thịt heo nưa: (14-15/VBA). Câu này chỉ có trong VBA. Ngày trước tôi có nghe nói đến
“thịt heo nưa”. Nhiều người chê không
dùng thịt heo nưa. Có lẽ do một chứng bệnh nào đó (?). Nay không nghe nói. Đại
Nam quấc âm tự vị (Huình Tịnh Của) chỉ giải vắn tắt: “Heo nưa: heo vàng mỡ” (?)
*Đòn gánh gãy hai: Đòn
gánh dùng lâu, gánh nặng, bị nứt ngay chính giữa, mặt trên. Người ta dùng một
đoạn tre chắc, dịu, mỏng đặt lên chỗ đó, lấy dây mây buộc lại cho chắc để dùng
tiếp. Nói là “chắp”, chuẩn hơn. Và, đúng ra là đòn gánh mới bị nứt, nếu gãy hai
thì không dùng được nữa.
*Nợ kéo lưng (21-22/VBB,
15-16/VBD) … Nợ kéo lôi (21-22/VBC, 11-12/VBE, 19-20-VBG). Hình ảnh rất sát cảnh
bị đòi nợ. Chủ nợ nắm lưng con nợ kéo, hoặc nắm tay con nợ lôi kéo… làm dữ để
đòi cho được. Nắm lưng, vì quan tiền buộc trong lưng. Tây gọi “quan tiền” của
Ta là “ligature”.
*Trã nấu ăn: Vật dụng nấu
ăn làm bằng đất nung, miệng thoáng, rộng. Dùng kho cá, thịt. Nhỏ hơn trã là
trách. Từ “trách” đồng âm với việc trách móc, nên những lời chê bai, bắt lỗi bắt
phép, người ta nói là “trách trã”. Theo Huình Tịnh Của (Đại Nam quấc âm tự vị)
“thứ trã lớn lắm là trã ba, trã khương”. Nghe lạ. - Chảo nấu ăn: Đồ đúc bằng
gan, bằng đồng, có 2 quai, trỏm lòng để mà chiên xào thức ăn. Chảo có nhiều loại,
từ nhỏ đến Chảo lớn nhất đường kính miệng cả mét, dùng nấu cơm bếp tập thể quân
trường huấn luyện. Do đó có thành ngữ “ăn cơm chảo”.
*Lạt gói nem: (9-10/VBE).
Sao phải sợ nhỉ? Có lẽ do sợi lạt nhỏ, dịu, bén, khi ta gói nem dễ bị đứt tay
chăng? Nhất là lạt cây giang, bén lắm, khi chẻ không cẩn thận cũng đứt tay như
chơi.
*Oáp: (18/VBA). Động vật
thuộc lớp ếch nhái, tương tự con chàng hiu, thường chuyền trên cây hơn sống dưới
nước. Huình Tịnh Của giảng là: “con chàm oạp, loại chàng hiu, miệng to lắm” (Đại
Nam quấc âm tự vị).
Ngày trước, người lớn tuổi
ở nông thôn thường dọa con nít không ngoan: “Cho con chàng hiu và con oáp đu
lên cổ”.
Trong tiểu thuyết Đò dọc,
Bình-nguyên Lộc có nói về con chàng hiu làm mấy mẹ con bà Nam Thành hoảng hốt.
“…Con
chàng hiu, má à! … Trời ơi! Nó nhảy lên cổ con, thình lình nghe lạnh lạnh, mềm
mềm, ươn ướt, ai mà không hoảng … Tao thấy nó từ cổ con Quá nhảy qua cổ mầy. Nó
ốm nhách, trắng đờ, mà hai con mắt trõm lơ như ma, nó nhảy qua cổ tao … Hèn chi
mà họ nói chàng hiu hót cổ, bây giờ em mới hiểu…”
*Tướng
lâu năm: (9-10/VBH). Là các “ông tướng” vẽ trên mặt đá đặt ở góc vườn để bảo vệ
không cho ma quỷ vào quấy phá. Tuy đã lâu năm, nét vẽ mờ nhạt, hết thiêng rồi,
người ta vẫn còn cúng.
*Hũ
mắm nêm: (17-18/VBH). Nhiều người thích ăn mắm nêm, dùng chấm thịt heo, bánh
tráng, bánh xèo… nhưng nó nặng mùi nên bị coi thường. Ca dao cũng ví phụ nữ 30
như mắm nêm như trích dẫn ở đoạn mở đầu.
*Giặc
Hà Tiên (15-16/VBB, 15-16/VBC, 9-10/VBD, 5-6/VBE). Giặc Cao Miên (13-14/VBG).
Năm 1840 đời vua Thiệu Trị có cuộc nổi dậy ở hai huyện Hà Âm và Hà Dương phủ Tịnh
Biên tỉnh Hà Tiên, được sự hỗ trợ cùa quân Xiêm và quân Chân Lạp. Triều đình
đưa lực lượng đến đàn áp. Hai bên đều thiệt hại nặng. Về sau vua sai Tả quân
chưởng phủ Phạm Văn Điển vào bình định. Đến năm 1843 tình hình mới yên ổn. Phần
nhiều các văn bản bài vè này đều ghi là “giặc Hà Tiên”.
Tên
nước Cao Miên thường thấy trong sách vở, người đời vẫn gọi 2 nước kia trong
Đông Dương là nước Mên, nước Lào.
Vẫn
trong Đò Dọc, nhân vật Quá (nữ) mìa cảnh muộn chồng cùa các cô chị, đọc một đoạn
bài vè này:
… Bậu
lỡ thời như ớt chín cây
Ớt
chín cây người ta còn hái
Bậu
lỡ thời như nhái lột da
Nhái
lột da người ta còn bắt
Bậu
lỡ thời như giặc Hà Tiên
Giặc
Hà Tiên người ta còn đánh
Bậu
lỡ thời như bánh trôi sông
Bánh
trôi sông người ta còn vớt
Bậu
lỡ thời như ớt chín cây
Ớt
chín cây người ta còn hái
Bậu
lỡ thờI như…
Bình-nguyên
Lộc chấm ba chẩm lửng. Cô Quá không hát nữa. Nếu hát chắc cô quay lại từ đầu,
như kiểu các bài: Kỳ đà là cha cắc ké … Dưa chuột chú ruột dưa gang …
Các
văn bản bài vè nói đến “giặc Hà Tiên” ít nghe truyền khẩu ở Miền Trung, chỉ thấy
trong sách Trần Việt Kỉnh sưu tầm (ghi là “giặc Cao Miên”).
*Ngoài
ra, trong sách Kho tàng ca dao người Việt, Nguyễn Xuân Kính + Phan Đăng Nhật chủ
biên, có ghi một đoạn “ca dao” nói về “bậu lỡ thời”.
Ống
trúc chẻ hai con trai còn chuộng
Bậu
lỡ thời như ruộng bỏ hoang
Ruộng
bỏ hoang người ta còn cấy
Bậu
lỡ thời như giấy trôi sông.
Hình
ảnh “ống trúc chẻ hai” không có trong các văn bản chúng tôi đã tìm gặp.
Lời
kết
Chúng
tôi nghĩ, bài vè “Bậu lỡ thời” được truyền khẩu từ Nam Trung Bộ đến Nam Bộ,
truyền khẩu rộng rãi, ngày nay còn nhiều người nhớ để đọc cho các nhà nghiên cứu
ghi chép.
Tác
giả khuyết danh đã đưa ra nhiều đối tượng so sánh với người phụ nữ lỡ thời. Qua
đó có thể nhận thấy:
-Phản
ảnh sinh hoạt xã hội thời xưa. Đồng quan điểm về tuổi hôn nhân trong tập tục và
ca dao, tuy không nói rõ nhưng người đọc biết được từ 13 đến không quá 30. Quan
điểm ấy ngày nay đã tự nhiên bị triệt tiêu. Phụ nữ đến tuổi 60 vẫn còn trẻ, đây
là tuổi “đang xuân” chứ không phải “hồi xuân”.
-Cách
so sánh mang tính trào phúng, từ những hình ảnh vô thưởng vô phạt (giếng mùa
đông, súc trôi sông, ruộng bỏ hoang…) đến những hình ảnh thấy “mắc cười”, đáng
cười (nợ kéo lưng, trã nấu ăn, nhái lột da, ếch hai mang…) và “mắc cười” hơn
(oáp đu cây), dơ bẩn hơn … theo lối thậm xưng, ngoa ngôn, nhưng nhìn lại thấy đều
là những ý tưởng bất chợt, ngẫu hứng mà có chứ không phải ác ý. Trong ca dao,
trong hát hò, nhiều câu đối đáp rất “chảnh” và hạ thấp đối phương không nể
nang, cũng chỉ để cười xòa.
-Có
lẽ để xoa dịu, các tác giả khuyết danh đưa ra một số hình ảnh có phần đẹp đẽ
(cánh chim bay) đáng thương (áo rách vai), tạo cho người thưởng thức (nghe, đọc)
sự thông cảm với nhân vật bị chế giễu trong bài vè.
-Ngoài
ra, còn có một sự kiện lịch sử. Đó là cuộc nổi loạn tại Hà Tiên thời vua Thiệu
Trị. Chắc chắn biến cố này đã ghi một ấn tượng sâu xa trong lòng quần chúng khiến
nhiều người còn nhớ.
Tóm
lại, cho dù lời kết trong bài vè mức độ nặng nhẹ khác nhau thế nào, đọc và nghe
diễn xuất “Bậu lỡ thì” người ta chỉ thấy vui vui chứ không có ý gì chê bai hoặc
khinh rẻ người phụ nữ muộn chồng. “Thiện Tâm” trong văn học dân gian đã tạo ra
“tính nhân bản” suốt các tác phẩm truyền khẩu của quần chúng (kể cả chuyện tiếu
lâm)./=
TRẦN HUIỀN ÂN