Họa sĩ Trương Vũ - Ảnh Phạm Cao Hoàng
Tôi bắt đầu chuyện vẽ vời
từ những phác họa (sketch) chân dung bằng viết chì. Không nhớ từ lúc nào, cũng
không nhớ hết thời tuổi nhỏ đã vẽ những ai, nhưng biết là nhiều lắm. Chắc chắn
là có những khuôn mặt nhìn trộm trong lớp, những đứa bạn khá thân bắt ngồi làm
mẫu trong giờ ra chơi,… Cho đến khi rời quê hương, sự nghiệp hội họa của tôi chỉ
có thế, chỉ là những nét bút chì nghuệch ngoạc, nhưng hầu hết, chỉ vẽ từ người
thật, không từ ảnh chụp. Cái thích vẽ từ người thật đó chắc phải dính líu đến
cái mê nắm bắt một sự sống nào trong mỗi con người, dù lúc đó tôi chưa hình
dung ra được đó là cái gì. Thời còn ở trung học, khi tỏ ý định theo đuổi con đường
nghệ thuật, ba tôi quyết liệt phản đối. Tôi nghe lời ba tôi, bỏ hẳn ý định đó.
Tôi tiếp tục học Toán, rồi dạy Toán. Toán học đã giúp tôi tồn tại, trên quê
hương hay ngoài quê hương. Nhưng, vẫn mê vẽ.
Ở Mỹ, tuy không còn ý định làm họa sĩ, và tuy có vất vả với công việc, với gia đình, tôi vẫn không bỏ cái ham thích vẽ chân dung. Vẽ một người bạn, một đồng nghiệp, một người thân,… Không được vào trường Mỹ Thuật, tôi lấy rải rác nhiều lớp vẽ ở đại học, ở các workshop, và học từ sách vở,… Đặc biệt, về chân dung, tôi học nhiều từ nhà danh họa Daniel Greene, khi vào một số dịp nghỉ hằng năm tôi theo học các lớp vẽ chân dung của ông ở New York. Từ các lớp học đó, tôi làm quen với pastel và sau cùng là sơn dầu, rồi acrylic. Vẽ nhiều bằng sơn dầu, và ngoài chân dung tôi lần bước sang nhiều lãnh vực khác nhau. Càng đi về cuối đời, hội họa càng trở nên quan trọng trong đời sống cá nhân.
Ở Mỹ, tuy không còn ý định làm họa sĩ, và tuy có vất vả với công việc, với gia đình, tôi vẫn không bỏ cái ham thích vẽ chân dung. Vẽ một người bạn, một đồng nghiệp, một người thân,… Không được vào trường Mỹ Thuật, tôi lấy rải rác nhiều lớp vẽ ở đại học, ở các workshop, và học từ sách vở,… Đặc biệt, về chân dung, tôi học nhiều từ nhà danh họa Daniel Greene, khi vào một số dịp nghỉ hằng năm tôi theo học các lớp vẽ chân dung của ông ở New York. Từ các lớp học đó, tôi làm quen với pastel và sau cùng là sơn dầu, rồi acrylic. Vẽ nhiều bằng sơn dầu, và ngoài chân dung tôi lần bước sang nhiều lãnh vực khác nhau. Càng đi về cuối đời, hội họa càng trở nên quan trọng trong đời sống cá nhân.
Nói về chuyện vẽ chân dung
bạn bè, tôi không quên được một buổi tối, trong một apartment ba phòng ngủ dành
cho hơn mười người, ở Lee’s Garden, Virginia. Apartment này do anh Đặng Đình
Khiết thuê, dùng làm chỗ trú ngụ cho bạn bè đang trong tình trạng tỵ nạn. Hôm
đó, khoảng ba giờ sáng, tôi dựng ĐĐK dậy, bắt ngồi cho tôi vẽ chân dung bằng
pastel. Gần hai tiếng đồng hồ mới xong. Khó có bạn bè nào chiều cái đam mê của
tôi bằng ĐĐK.
Như đã nói ở trên, sau
này, tôi vẽ nhiều loại khác nhau, với nhiều đam mê khác nhau, nhưng vẽ chân
dung theo truyền thần luôn đem lại cho tôi một niềm vui khó tả và một vật lộn
nhọc nhằn cũng rất khó tả. Một sự thật ngày càng lộ rõ là tôi không thể thiếu
nó. Nó mang đến cho tôi một thách thức đi tìm từ ruột gan của người mẫu một nét
đẹp nào, một niềm vui, hay một nỗi khổ để đưa lên nét mặt trong tranh. Khi đi
tìm sự sống thật sự của mỗi con người đang ngồi trước mặt, cố hình dung ra bằng
cách nào để vẽ cho được, cho đẹp, tôi tìm thấy cái sống của chính mình. Dĩ
nhiên, không phải bức chân dung nào cũng làm tôi hài lòng hay khiến người mẫu
thích. Nhưng, nhờ đó, vào giai đoạn cuối đời, tôi thấy đời sống còn có lửa. Nhờ
đó, tôi thấy cái năm tháng còn lại không đến nỗi ngắn. Cho đến khi… Cô Vy đến.
Mấy tháng sống cách ly do
đại dịch, những thói quen cũ khó giữ. Cũng có vẽ nhưng không nhiều và không thể
vẽ truyền thần. Chẳng có ma nào đến ngồi cho mình vẽ. Bà xã không được khỏe nên
không chịu ngồi làm mẫu như mười năm trước đây. Nghĩ rằng họa sĩ nào cũng có
chân dung tự họa, định làm thử. Nhưng, khi nhìn mình trong gương, thấy nản quá,
không sao vẽ được. Quả thật, có xuống tinh thần. Sức khỏe, do đó cũng xuống.
Nhưng, không lý chịu thua Cô Vy. Không lý để Cô Vy cắt ngắn số năm tháng cuối
cùng của mình.
Vài hôm trước đây, chợt nhớ,
nhiều bạn họa sĩ của tôi, Đinh Cường chẳng hạn, đã phác họa rất nhiều chân dung
không từ truyền thần. Tôi không có cái khả năng đó của Đinh Cường. Nhưng, tôi
cũng nợ một số bạn bè lời hứa vẽ chân dung từ truyền thần theo truyền thống. Phải
giữ lời hứa bằng một cách nào đó. Và, hãy thử nghiệm, bắt đầu bằng pastel, với
bạn bè tôi đã hứa vẽ, đã có dịp quan sát, đã từ một cách nào đó ghi nét mặt họ
vào trong trí nhớ, và có hình chụp của họ. Tôi quyết định phác họa nên những
vignette trong điều kiện như vậy. Trong lãnh vực chân dung, bức vignette đẹp vẫn
được đánh giá cao như bức tranh hoàn chỉnh theo truyền thống. Hãy thử nghiệm!
“Nạn nhân” đầu tiên của
tôi là nhà thơ Phạm Cao Hoàng.
TRƯƠNG VŨ
Maryland, 8 August 2020
Maryland, 8 August 2020