Trí nhớ là cái gì rất là mơ hồ, không nhìn thấy được, không trực diện được để chúng ta có thể truy vấn, nhưng vẫn là cái gì rất có thực, mà chúng ta không quay lưng được. Đôi khi ký ức, một số kỷ niệm nào đó, vài sợi tóc thời thơ dại, hay đôi mắt của nhiều thập niên trước, hay cái nắm tay thời mới lớn, hay mùi hương đất bay thoang thoảng trở lại… vẫn có thể làm chúng ta bâng khuâng, mất ngủ. Cho dù đã cách xa nhiều thập niên, và cho dù đã cách biệt nhiều ngàn dặm, bên kia bờ đại dương.
Với sức mạnh như thế, hai tác phẩm của
nhà thơ Phạm Cao Hoàng --- Đất Còn Thơm Mãi Mùi Hương (ĐCTMMH), và Mơ
Cùng Tôi Giấc Mơ Đà Lạt (MCTGMĐL) --- đã gợi nhiều nỗi nhớ trong tôi. Nơi
đây, Phạm Cao Hoàng đã trải ra trên trang giấy những sương khói Đà Lạt, Phú
Yên, Bình Thuận… và đã lấy ngòi bút thương nhớ chép xuống những dòng mực kỷ niệm
để làm thơ, để viết lên các tùy bút hồi ức.
Thế đó, từ nơi rất xa quê nhà, Phạm Cao Hoàng viết lên những dòng chữ vô cùng thương nhớ, nơi có hình ảnh cha và mẹ, nơi có cánh đồng gốc rạ và mây mù lưng đèo:
nhớ ngày tôi đi biển khóc
bóng cha tôi ở cuối đường
và cánh đồng trơ gốc rạ
đất còn thơm mãi mùi hương
nhớ ngày tôi đi mẹ khóc
ruộng vườn bỏ lại sau lưng
mây mù che ngang
đèo Cả
đường xa mưa gió mịt
mùng
(ĐCTMMH,
tr. 62- Mai Kia Tôi Là Hạt Bụi)
Đất Còn Thơm Mãi Mùi Hương là tuyển tập thơ của Phạm Cao Hoàng, gồm 41 bài thơ viết sau năm 1975. Nơi những dòng đầu thi tập là lời gửi về thân phụ:
thương cha một đời
lận đận lao đao
cầm lấy chiếc cày
để tay con được cầm
cuốn sách
thương chiếc áo
cha một đời thơm mùi đất
thương đất quê
mình thơm mãi mùi hương.
Có một cảm giác độc giả nhận được rằng thơ Phạm Cao Hoàng là đời thực, không phải kiểu lãng đãng mơ với gió và mộng với mây… Cuối tất cả những bài thơ đều ghi ngày tháng và nơi nhà thơ cầm bút sáng tác. Không phải nhà thơ nào cũng có thói quen cẩn trọng như thế. Nghĩa là, một thái độ cẩn trọng với cảm xúc lúc đó. Chúng ta đọc và không thấy chất hư cấu. Chuyện kể đời thực đã hiển lộ trong thơ anh một cách tự nhiên. Thí dụ như bài “Sau chiến tranh trở lại Tuy Hòa” cho thấy lưu giữ một phần đời thực của tác giả. Bài thơ này làm theo thể lục bát, và chỉ có tám dòng nơi trang 14, như sau.
khi về thăm lại cố
hương
thấy quê nhà nghĩ
càng thương quê nhà
hắt hiu một bóng mẹ
già
một ngôi mộ cỏ
xanh và khổ đau
bâng khuâng một
chút vườn sau
ngậm ngùi ngõ trước
lao xao nắng vàng
đã qua chưa cuộc
điêu tàn
đám mây năm cũ biết
tan nơi nào
Tuy Hòa, 1976
Tất cả các bài thơ của Phạm Cao Hoàng đều đời thực như thế. Nếu chúng ta nhớ lại, nhà thơ Nguyễn Du lãng đãng viết về truyện nàng Kiều, trong đó những Từ Hải, Thúc Sinh… hiện lên. Tương tự, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu viết về Lục Vân Tiên, trong đó có nàng Nguyệt Nga bay bổng trong mơ mộng Nho gia của tác giả. Không có nàng Kiều thực, không có nàng Nguyệt Nga thực nào được các phê bình gia nhìn ra đang đứng bên cạnh hai nhà thơ họ Nguyễn đó.
Thế rồi tới thế kỷ 20, người thực… Thơ của Vũ Hoàng Chương có nàng Tố, thơ của Nguyên Sa có cô Nga. Thơ của Bùi Giáng đa dạng hơn, nhưng cũng là đời thực, có Ni sư Trí Hải, có nghệ sĩ Kim Cương, có em mọi nhỏ nơi rừng sim xứ Quảng.
Trường hợp Phạm
Cao Hoàng, có nàng Cúc Hoa, người con gái xứ Đà Lạt đã trở thành bạn đời và là
nguồn thơ trọn đời cho anh. Phạm Cao Hoàng không chỉ làm nhiều bài thơ --- ít
nhất là một ca khúc (*), và 8 bài thơ trong tuyển tập tặng nàng Cúc Hoa trong Mơ
Cùng Tôi Giấc Mơ Đà Lạt --- và cũng viết một số bài văn xuôi, theo dạng bút
ký, ghi lại truyện thật giữa nhà thơ và nàng Cúc Hoa.
Trong bài văn xuôi “Mơ Cùng Tôi Giấc Mơ Đà Lạt” trong tuyển tập cùng tên, được ghi là “truyện thật của tác giả” --- Phạm Cao Hoàng kể lại sự kiện năm 2011, khi Cúc Hoa gặp tai nạn xe, được xe cấp cứu chở vào một bệnh viện ở Virginia, trải qua giải phẫu. Đêm đó, bệnh viện cho Phạm Cao Hoàng ở trong bệnh viện. Tác giả kể lại, nơi trang 43:
“Cúc Hoa nằm đó,
trong nỗi đớn đau của thân xác.
thương em ngày nắng
Tuy Hòa
chiều mưa Đức Trọng
sáng Đà Lạt sương
thương em và những
con đường
một thời tôi đã
cùng em đi về
bây giờ lạ đất lạ
quê
bước chân phiêu bạc
biết về nơi đâu
thương em nắng dãi
mưa dầu
đau cùng tôi với nỗi
đau riêng mình
chia cùng tôi một
chút tình
của ngàn năm trước
và nghìn năm sau
Cúc Hoa nằm đó, vẫn
khuôn mặt thánh thiện nhưng có hằn lên những nét khổ đau. Một đời Cúc Hoa hết
tình hết nghĩa với tôi và các con. Tôi cầu mong sao vết thương không nặng lắm để
Cúc Hoa có thể vượt qua tai ách này.” (MCTGMĐL, tr. 43)
Một điểm cho thấy thái độ cẩn trọng rất mực sư phạm của Phạm Cao Hoàng là nơi trang 32-33 của tuyển tập Đất Còn Thơm Mãi Mùi Hương trong bài thơ “Bây Giờ” nơi dòng thứ 8. Bài thơ “Bây Giờ” là đề tặng “cho Cúc Hoa và tôi, một thời lưu lạc” với một trích đoạn đã đăng nơi trên. Trong đó có hai dòng:
bây giờ lạ đất lạ
quê
bước chân phiêu bạc
biết về nơi đâu (*)
Đó. Độc giả thấy có dấu hoa thị ghi chú đó nơi dòng thơ vừa dẫn, và chú thích là ở trang 33, ghi như sau:
(*) PHIÊU BẠC [飄泊]
Tác giả cẩn trọng từng chữ như thế. Muốn độc giả không nhầm chữ c (bạc) thành chữ t (bạt). Lại còn ghi chú nguồn từ chữ Hán. Đó là tác phong nhà giáo, rất mực cẩn trọng với chánh tả.
Nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp khi viết Lời Bạt cho tập thơ Đất Còn Thơm Mãi Mùi Hương đã nhận định về thơ Phạm Cao Hoàng là, trích:
“Đọc thơ Phạm Cao Hoàng, ta thấy tâm hồn anh đầy nhân hậu, bao dung và độ lượng, luôn mở rộng đón nhận những âm vang của đất trời. Ở Phạm Cao Hoàng, không có sự ganh ghét, thù hận hay ra vẻ trí thức triết lý với đời. Thơ anh trong sáng, tự nhiên, bình dị; nhẹ nhàng đi vào hồn người. Đọc thơ Phạm Cao Hoàng ta tìm được niềm an ủi trong tình yêu, gia đình, bạn bè, quê hương đất nước và cuộc sống chung quanh mình.” (ĐCTMMH, tr. 12)
Đón nhận những âm vang của đất trời… Tất cả những gì nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp viết về nhà thơ Phạm Cao Hoàng đều đúng. Trong khi các nhà thơ đón nhận những âm vang của đất trời cho thành chữ, Phạm Cao Hoàng còn chuyển thể thành nhạc. Như ca khúc “Gửi Em, Đà Lạt” nơi trang 56, trong tuyển tập Mơ Cùng Tôi Giấc Mơ Đà Lạt. Đó là ca khúc nhà thơ họ Phạm viết tặng Cúc Hoa, khi họ mới quen nhau. Và cũng trong đêm bệnh viện, khi Cúc Hoa mới tỉnh thuốc mê sau giải phẫu, nàng Cúc Hoa yêu cầu chàng Phạm Cao Hoàng hát nho nhỏ, vừa đủ cho Cúc Hoa nghe. Lời ca khúc này như sau:
“sáng nay mưa
đã về
ngàn thông xao xuyến
khách phương xa
hỡi cô em Đà Lạt
về đâu?
tôi muốn theo về với
người
mưa cho đôi má em
hồng
mưa cho đôi mắt
nai tròn
mưa bay qua cõi vô
cùng
và tôi bay giữa
mênh mông
mưa âm vang suốt
bên đời
mưa lang thang mấy phương trời
mưa qua như dáng thu người
đời vui thêm tiếng em cười
sáng nay mưa đã về
vườn kia hoa nở đóa tương tư
gửi cô em Đà Lạt
bài thơ tôi viết khi về với người.” (MCTGMĐL, tr. 44-45)
Phạm Cao Hoàng khác với hầu hết các nhà thơ đương thời trong rất nhiều điểm. Trước tiên, là tấm lòng yêu thương chân thành với người vợ. Rất nhiều nhà thơ Việt Nam trong thế hệ Phạm Cao Hoàng không có lòng trung thành như thế, và ngay cả các nhà thơ trung thành với bạn đời của họ, cũng không ai làm thơ tặng vợ nhiều như anh. Mối tình giữa Phạm Cao Hoàng và Cúc Hoa hiển nhiên là hy hữu.
Một điểm cũng rất đặc biệt về Phạm Cao Hoàng, và rất khác với hầu hết các thi sĩ khác, là hình ảnh người cha trong thơ. Nhiều nhà thơ viết về mẹ. Phạm Cao Hoàng cũng viết về mẹ. Nhưng rất ít nhà thơ viết về cha. Phạm Cao Hoàng viết tràn ngập về cả mẹ và cha. Thú thật, đọc thơ Phạm Cao Hoàng, tôi tự thấy trong lòng mình có lỗi biết là bao nhiêu, vì thấy mình chưa làm được bài thơ nào để tưởng nhớ thân phụ.
Trong những dòng thơ đầy cảm xúc của Phạm Cao Hoàng có rất nhiều những dòng viết về cha, về mẹ. Ngay trang đầu thi tập Đất Còn Thơm Mãi Mùi Hương nói trên, là những dòng “thương cha một đời lận đận lao đao…”
Cũng hình ảnh cha và mẹ đã hiện ra với nhà thơ Phạm Cao Hoàng, trong bài thơ trước ngày sang Hoa Kỳ định cư. Bài thơ này nhan đề “Mây Khói Quê Nhà” viết tại Tuy Hòa ngày 20.11.1999. Trong 4 đoạn đó có những câu ghi ơn cha và mẹ, trích 2 đoạn giữa như sau:
mùi hương của đất làm con nhớnhững giọt mồ hôi những nhọc nhằncha đã vì con mà nhỏ xuốngcho giấc mơ đời con thêm xanh mùi hương của đất làm con tiếcnhững ngày hoa mộng thuở bình yênnồi cá rô thơm mùa lúa mớivà tiếng cười vui của mẹ hiền(ĐCTMMH – tr. 22)
Trong những bài thơ nổi bật của Phạm Cao Hoàng, có bài “Cha Tôi” kể về hình ảnh người cha rất mực thiết tha. Bài thơ này khá dài, khoảng 30 dòng, với câu ngắn và cả câu dài. Bài “Cha Tôi” được Phạm Cao Hoàng làm tại Virginia, vào tháng 3-2015. Trích những dòng thơ đầu bài “Cha Tôi” như sau:
và bài thơ tôi viết đêm naylà bài thơ sau bốn mươi nămkể từ hôm vượt đèo Ngoạn Mục xuống Sông
Phachạy ra Tuy Hòatrở vô Sài Gònvà nhận tin cha tôi đã chếtông qua đời khi chiến tranh kết thúcđể lại trần gian nỗi nhớ khôn
nguôi để lại đàn con trên quê hương tan
tác để lại trong tôi vết thương mang theo
suốt cuộc đời bốn mươi năm rồi con vẫn nhớ, cha ơi!ngày mùa đông cha mặc áo tơi ra ruộngngày nắng lửa cha gò mình đạp lúanhững sớm tinh mơ cùng đàn bò lầm lũi
đi về phía bờ mương rồi mùa thu cha đưa con đến trườngcon thương ngọn gió nồmmát rượi tuổi thơ những ngày đầu đi học... (ngưng trích)
Tôi tin rằng đó là những dòng chữ đẹp vô cùng của thi ca Việt Nam khi viết về cha. Hình ảnh của ngày mùa đông cha mặc áo tơi ra ruộng… hình ảnh ngày nắng lửa cha gò mình đạp lúa… hình ảnh ngọn gió nồm mát rượi tuổi thơ… Tôi cảm nhận trên trang giấy phả lên hơi lạnh của mùa đông, rồi nắng lửa gay gắt bỏng cháy, rồi gió nồm mát rượi tuổi thơ… Rất mực hy hữu được đọc những dòng thơ như thế.
Một điểm đặc biệt nữa trong thơ văn Phạm Cao Hoàng là tấm lòng trân trọng với những người bạn của thi sĩ. Như với các họa sĩ Đinh Cường, Nguyễn Trọng Khôi, Trương Vũ… như với các nhà thơ Luân Hoán, Trần Hoài Thư, Nguyễn Xuân Thiệp…
Trong văn phong của Phạm Cao Hoàng, chúng ta nhận ra một mô hình lý tưởng của truyền thống nhiều ngàn năm lịch sử Việt Nam: nhà thơ bước vào nghề giáo. Lệ thường, các nho sĩ Việt Nam làm cả hai việc một lúc, vừa là nhà giáo để giữ vững giềng mối đạo lý xã hội, vừa là nhà thơ để ghi lại những cảm xúc riêng. Thực tế, nhà thơ bước vào nghề giáo cũng rất mực đa dạng: đó là Nguyễn Khuyến, là Nguyễn Đình Chiểu, là Vũ Hoàng Chương, là Nguyên Sa, là Cao Huy Khanh… Và Phạm Cao Hoàng cũng là một thi sĩ rất mực thơ mộng trong một kiểu nhà giáo rất mực hiền lành, rất mực gương mẫu trong thời kỳ cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21: anh trung thành và miệt mài làm thơ tặng vợ, anh thương nhớ làm thơ tặng cả mẹ và cha, anh hoài niệm làm thơ để ủ mùi hương đất quê nhà lên trang giấy… Phạm Cao Hoàng là một nhà thơ rất mực hy hữu tuyệt vời. Chữ trong thơ anh có những dòng sáng rực như ngọc quý, với đầy những thiết tha thương nhớ.
Tôi đọc thơ anh và nhớ lại một vài kỷ niệm lãng đãng, đã rất xa. Một vài buổi sáng sương mờ trong ký ức. Nơi chân cầu Đại Ninh với lối đường mòn đi vào ngôi chùa của cố Hòa Thượng Thích Thiền Tâm. Rồi hình ảnh tên bạn có nhà trên đường Phan Đình Phùng, Đà Lạt, nơi một tường nhà treo chân dung Bồ Đề Đạt Ma trên giấy xưa cũ ố vàng vẫn cứ mãi hiện lên đôi mắt rực sáng. Và hiển lộ trong tôi những cánh đồng gốc rạ vàng rực nắng nơi quê nhà. Trân trọng cảm ơn những dòng thơ của Phạm Cao Hoàng.
PHAN TẤN HẢI
California, 10.2022
Nguồn: vietbao.com
Ca khúc GỬI EM, ĐÀ LẠT, PCH viết năm 1974.